1. FOS là chất gì?
FOS (tên tiếng Anh: Fructo Oligosaccharide) là một loại chất xơ hòa tan Prebiotics - nguồn thức ăn quan trọng cho vi sinh vật có lợi (hay Probiotic) sống trong đường ruột.
Xét về cấu trúc hóa học, FOS bao gồm Glucose và Fructose liên kết với nhau. Tùy theo độ dài của mạch liên kết, FOS được chia làm 2 loại chính:
- Cấu trúc FOS có mạch ngắn gọi là Oligofructose.
- Cấu trúc FOS có mạch dài được gọi là Inulin.
Xét về hương vị, FOS có vị ngọt nhẹ, ít calo, được xem như là một chất tạo ngọt tự nhiên, được ứng dụng nhiều trong sản xuất thực phẩm.
Xem thêm: DHA có trong thực phẩm nào?
2. Sự khác biệt của GOS và FOS là gì?
Mặc dù FOS và GOS đều là các Prebiotic có lợi cho sức khỏe, nhưng giữa hai loại có những điểm khác biệt là:
- Nguồn gốc: GOS có nguồn gốc từ động vật, thường được chiết xuất từ Lactose trong sữa bò. Còn FOS lại có nguồn gốc từ thực vật như măng tây, chuối, yến mạch…
- Cấu trúc: Cấu trúc hóa học của GOS bao gồm Galactose và Lactose liên kết với nhau, nhưng FOS lại là Glucose và Fructose.
Tìm hiểu: Lactose là đường gì? Vai trò và cách bổ sung Lactose cho trẻ
3. Chất xơ FOS có tác dụng gì? Tại sao bà bầu cần FOS?
Sau đây là những tác dụng của FOS đối với sức khỏe nói chung và của mẹ bầu nói riêng:
3.1 Hạn chế tình trạng táo bón
Quá trình lên men tự nhiên chất xơ FOS ở ruột già sản sinh ra khí và hơi nước, giúp phân mềm và xốp hơn, từ đó giảm thiểu triệu chứng táo bón, đầy hơi, chướng bụng… thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, quá trình lên men FOS này còn kích thích hoạt động nhu động ruột, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu dưỡng chất.
Dành cho mẹ bầu: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
3.2 Hỗ trợ giảm Cholesterol
Chất xơ FOS đẩy mạnh sự phát triển của Axit Lactic - một loại vi khuẩn giúp giảm bớt nồng độ Cholesterol trong máu.
Đồng thời, FOS có thể bám chặt vào các hạt Cholesterol, ngăn chặn quá trình tạo mỡ béo LDL hay tăng HDL nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch tối ưu.
3.3 Cân bằng lượng đường trong máu
FOS góp phần cản trở quá trình hấp thu Cholesterol vào máu và ổn định đường huyết. Khi bổ sung FOS sẽ giúp phụ nữ mang thai hạn chế tăng mức đường huyết quá mức dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Chất xơ FOS không làm tăng lượng đường trong máu đột ngột như các chất tạo ngọt khác. Do vậy, FOS được nhiều thương hiệu thực phẩm lựa chọn để làm chất tạo ngọt thay thế, bao gồm cả sữa bầu.
Thông tin thêm:
- Vì sao chế độ ăn uống có chỉ số đường huyết thấp thì tốt cho mẹ bầu?
- Nên uống sữa bầu khi nào là tốt nhất cho mẹ và thai nhi?
- Có nên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không?
4. FOS có nhiều trong thực phẩm nào?
FOS có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như chuối, rau diếp xoăn, tỏi, củ hành, măng tây… Ngoài ra, FOS cũng là thành phần phổ biến trong một số sản phẩm sữa, sữa chua, bánh...
Sữa công thức nào cho mẹ bầu có chất xơ FOS?
Gợi ý cho mẹ một dòng sữa bầu chứa chất xơ FOS là Friso® Gold Mum, sản phẩm thuộc Tập đoàn FrieslandCampina nổi tiếng Hà Lan. Sữa có hàm lượng chất xơ FOS được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu của thai phụ (trong 100 gram sữa có khoảng 7.5 gram chất xơ FOS). Nhờ đó hỗ trợ đường ruột của mẹ bầu khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón.
Ngoài ra, Friso® Gold Mum còn giúp mẹ có nhiều năng lượng, giảm căng thẳng nhờ có Magie và vitamin nhóm B. Khi uống sữa, mẹ an tâm kiểm soát cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ bởi sữa có chỉ số đường huyết thấp, GI=25.
Không những vậy, Friso® Gold Mum hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện nhờ cung cấp hệ dưỡng chất dành riêng cho trẻ như Axit Folic, DHA, Canxi…
Friso® Gold Mum được nhiều mẹ yêu thích ngay từ lần sử dụng đầu tiên vì có hương cam tự nhiên dễ uống, giúp mẹ uống ngon miệng mà không sợ bị ốm nghén.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ chất xơ hòa tan FOS (Fructo Oligosaccharide) là gì và có công dụng như thế nào. Qua đó, mẹ cân nhắc bổ sung cho cơ thể để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!