1. Vai trò của dữ liệu trong chuyển đổi số
Khi số hóa ngày càng phát triển thì dữ liệu của các tổ chức sẽ ngày càng lớn, một số có cấu trúc những đa phần là không có cấu trúc. Dữ liệu còn được ví như xương sống của tất cả các hoạt động chuyển đổi số, giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định chính xác, chiến lược kinh doanh hiệu quả thông qua dữ liệu và phân tích.
Hiện nay có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang cố gắng thực hiện chuyển đổi số, tuy nhiên, các dữ liệu của họ có quá nhiều, rối rắm gây ra tốn nguồn lực, chi phí và ảnh hưởng đến cả các quyết định kinh doanh. Vậy doanh nghiệp nên chuẩn bị dữ liệu như thế nào để sẵn sàng chuyển đổi số? Hãy cùng VDI tìm hiểu 4 bước xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn bị cho chuyển đổi số dưới đây nhé!
2. 4 bước xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn bị cho chuyển đổi số
2.1. Thu thập, tích hợp dữ liệu từ các nguồn dữ liệu
Công việc đầu tiên để xây dựng cơ dữ liệu chuẩn bị cho chuyển đổi số là phải thu thập và tổng hợp dữ liệu.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để quản lý dữ liệu (Ví dụ CRM, ERP,…) nên gây ra dữ liệu bị phân tách, trùng lặp và phổ biến nhất là thông tin dữ liệu giữa các bộ phận và phòng ban gặp khó khăn khi trao đổi.
Do đó, trong quá trình chuyển đổi số, việc thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như hệ thống nội bộ, dữ liệu từ máy móc, dịch vụ trực tuyến, và cả dữ liệu từ mạng xã hội là rất quan trọng. Dữ liệu thu thập được cần phải được tích hợp một cách logic và hợp nhất để tạo nên một nguồn dữ liệu toàn diện và có ý nghĩa.
2.2. Làm sạch dữ liệu
Sau khi dữ liệu đã được tổng hợp thì bước tiếp theo là làm sạch. Dữ liệu thu thập từ các nguồn thường ít chính xác và không nhất quán. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần phải làm sạch dữ liệu, loại bỏ các dữ liệu không chính xác, trùng lặp, hoặc không cần thiết, đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để chúng phù hợp với quy tắc và tiêu chuẩn cụ thể.
Dưới đây là một số lỗi dữ liệu và cách làm sạch chúng:
- Lược bỏ khoảng trắng.
- Xóa các giá trị trùng lặp.
- Bổ sung các giá trị còn thiếu.
- Chuẩn hóa các định dạng dữ liệu.
- Chuẩn hóa các giá trị.
2.3. Lưu trữ dữ liệu
Bước tiếp theo là cần phải hợp nhất dữ liệu vào cùng một hệ thống để đảm bảo tính nhất quán và khả năng truy cập dễ dàng. Khi khối lượng dữ liệu tăng lên, việc đáp ứng nhu cầu truy cập nhanh chóng, chính xác và kịp thời trở thành điều cần thiết, và điều này thường đòi hỏi các doanh nghiệp phải triển khai một hệ thống quản lý toàn diện cho tất cả các dữ liệu của họ.
Xu hướng lữu trữ dữ liệu hiện nay được nhiều doanh nghiệp, tổ chức sử dụng là lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Với giải pháp này, các đơn vị có thể lấy dữ liệu một cách linh hoạt, tức thời với khả năng mở rộng cao, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp như vậy thì có thể tìm hiểu về giải pháp VED - Giải pháp lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây, đây là giải pháp đã xuất sắc nhận được giải thưởng Sao Khuê 2023 bởi tính ưu việt và dịch vụ chất lượng.
2.4. Phân tích và khai thác dữ liệu
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số, nơi dữ liệu được sử dụng để tạo ra thông tin giá trị. Những dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực sẽ giúp các lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt được những thanh đổi thị trường và hành vi khách hàng. Nhờ vào đó, họ có thể đưa ra chiến lược và điều chỉnh kịp thời để tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp có thể cung cấp dữ liệu vào các công cụ phân tích nâng cao như: phân tích mô tả, phân tích chẩn đoán, phân tích dự đoán hoặc phân tích theo quy định. Để phục vụ từng nhu cầu cụ thể, doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ phân tích phù hợp để có được những thông tin cần thiết và ý nghĩa nhất.
3. Kết luận
Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn bị cho chuyển đổi số là một việc làm quan trọng, giúp đảm bảo thành công của dự án. Qua việc thu thập và tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, làm sạch dữ liệu để loại bỏ sự không chính xác và không nhất quán, lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả, và cuối cùng là phân tích và khai thác dữ liệu để tạo ra thông tin giá trị, tổ chức có thể tận dụng được sức mạnh của dữ liệu để đưa ra các quyết định thông minh và phát triển kế hoạch chiến lược hiệu quả.
Việc này không chỉ giúp tăng cường sức cạnh tranh của tổ chức trên thị trường mà còn mở ra cơ hội mới, tạo ra giá trị cho khách hàng và cải thiện hiệu suất hoạt động tổ chức. Tóm lại, quản lý dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số không chỉ là một bước quan trọng mà còn là nền tảng để xây dựng sự thành công và bền vững trong môi trường kinh doanh ngày nay.