Tay nổi gân xanh thấy rõ khiến nhiều người lo lắng, vì cho rằng bản thân mình đang gặp vấn đề về sức khỏe nào đó. Vậy thực tế tình trạng bàn tay gân guốc, nổi gân xanh là bệnh gì? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe không? Cách điều trị nổi gân xanh như thế nào? Cùng Maple tìm hiểu ngay nhé!
Tay nổi gân xanh là bệnh gì?
Gân xanh là những đường tĩnh mạch nông nằm ở dưới da, với chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận khác trên cơ thể trở về tim. Tay nổi gân xanh thực chất là tình trạng các tĩnh mạch phía dưới da nổi lên. Tuỳ thuộc vào cơ địa và sắc tố da mà gân xanh nổi lên có các màu đậm rõ khác nhau như: xanh biển, xanh lá, hay tím.
Khi nhận thấy hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và lo lắng. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mạch máu nếu kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ khác.
>>Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của viêm bao gân cổ tay
Vì sao tay lại nổi nhiều gân xanh?
Bàn tay nổi gân xanh do da mỏng, màu da nhạt
Những đường tĩnh mạch nằm sát ngay dưới da nên những người da mỏng sẽ thấy gân xanh nổi lên nhiều hơn những người da dày. Những người có làn da trắng sẽ dễ thấy gân xanh nổi hơn những người da ngăm đen. Khi tuổi tác lớn, cơ thể già đi các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên ở người cao tuổi gân xanh sẽ xuất hiện nhiều và nổi rõ trên cánh tay, chân hay các bộ phận khác của cơ thể.
Nổi gân xanh do cơ thể quá gầy
Với những người gầy, lượng chất béo trong cơ thể ít nên lớp mỡ dưới da sẽ rất mỏng, không thể che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh. Vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn. Tình trạng này cùng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi do lớp mỡ dưới da tiêu biến dần đi khiến gân xanh nổi rõ lên hơn.
Vận động nhiều và mạnh ở vùng tay
Tình trạng bàn tay nổi gân xanh cũng dễ xảy ra với những người thường xuyên vận động, tập luyện ở vùng tay như các gymer, người lao động chân tay Bởi khi vận động, luyện tập ở cường độ mạnh các cơ tăng lên, nhịp tim tăng, tốc độ tuần hoàn máu diễn ra nhanh hơn, do vậy các tĩnh mạch được đẩy nổi cao trên da và gân xanh cũng nổi lên nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn kết thúc việc tập luyện hay vận động mạnh, các cơ bắp dãn ra, đường tĩnh mạch sẽ xẹp dần và trở lại bình thường.
Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong quá trình mang thai để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn khiến các mạch máu căng lên, làm nổi rõ trên da. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai và điều này thường không ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ cũng như thai nhi. Sau khi kết thúc quá trình mang thai và sinh em bé thì hiện tượng này sẽ mất đi và trở lại bình thường như trước đây.
Nổi gân xanh do bẩm sinh
Một số trường hợp ngay từ khi sinh ra bàn tay đã nổi nhiều gân xanh do có các tĩnh mạch nổi cao nằm sát bề mặt da khiến các gân xanh này dễ nhìn thấy hơn.
Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch
Tình trạng gân xanh nổi rõ ở bàn tay, cánh tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.
- Viêm tĩnh mạch: Đây là bệnh lý mạch máu ngoại vi xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào các tĩnh mạch gây nên tình trạng giãn và nổi các tĩnh mạch tay. Nguyên nhân gây ra có thể liên quan tới các vấn đề nhiễm trùng, gặp chấn thương tại các tĩnh mạch hoặc các rối loạn tự miễn.
- Suy tĩnh mạch: Là tình trạng gặp phải khi tĩnh mạch không thực hiện được chức năng đưa máu về tim, làm máu ứ đọng lại khiến các tĩnh mạch phì ra, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Suy tĩnh mạch thường xảy ra nhiều ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở tay khiến bàn tay nổi gân guốc.
- Huyết khối tĩnh mạch: hiện tượng này xảy ra do các cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch làm tắc nghẽn mạch máu. Việc ứ đọng máu tại tĩnh mạch làm các mạch máu phình to nổi trên da và kèm theo đau nhức và khó chịu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thì các cục máu đông này có nguy cơ vỡ ra dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu phổi…
Bàn tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Đối với các trường hợp đường gân xanh hiện rõ nhưng bạn vẫn bình thường khỏe mạnh hoặc tay nổi gân xanh do vận động nhiều hay đang trong thời gian mang thai thì không có gì phải lo lắng.
Nhưng nếu tĩnh mạch nổi rõ ở các vùng khác như trong lòng bàn tay, kèm theo dấu hiệu căng thẳng mệt mỏi, căng cứng cơ bắp thì cơ thể có thể đang bị ứ đọng nhiều dịch và gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cụ thể: Ở vùng cổ tay: rối loạn nội tiết tố. Hay tại các đốt ngón tay: các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, dạ dày.
Đặc biệt, nếu tay chân nổi gân to và ngoằn ngoèo trên da kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch bị sưng thì người bệnh nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Đôi khi những triệu chứng này có thể do các bệnh lý nghiêm trọng như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.
Cách trị tay nổi gân xanh hiệu quả?
Tùy theo các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi gân xanh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp tương ứng được đưa ra. Cụ thể:
Đối với những trường hợp bàn tay gân guốc không phải do tình trạng bệnh lý tĩnh mạch và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở chị em phụ nữ thì người bệnh nên lưu ý những việc sau:
- Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi vận động hay tập thể dục.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất để giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn như yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, giảm stress.
- Massage tay và bàn tay thường xuyên với nước ấm để chúng được thư giãn tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, các mẹ bầu.
Đối với các trường hợp tay nổi gân xanh là do các bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, để điều trị hiệu quả cũng như tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể theo từng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến:
- Điều trị bằng thuốc: Nếu giãn tĩnh mạch xảy ra do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Còn nếu có hình thành cục máu đông, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc chống đông máu.
- Liệu pháp laser: Đây là phương pháp điều trị sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Bệnh nhân cũng có thể được loại bỏ các đoạn tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.
- Điều trị xơ cứng: Tĩnh mạch của người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây xơ. Thuốc này có chứa hóa chất nhằm gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, từ đó các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.
Có thể thấy rằng, bàn tay nổi gân xanh đôi khi là hiện tượng hết sức bình thường do các tĩnh mạch dưới da nổi lên. Nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch. Do đó bất cứ khi nào nhận thấy gân xanh nổi lên nhiều kèm theo những bất thường của cơ thể thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - phòng khám Maple Healthcare luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui sống!