Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Trong đó:
- Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ với từng loại đường được xác định như sau:
+ Đường cao tốc, đường cấp I, II, III: Giới hạn chiều cao = 4,75 m.
+ Đường cấp IV trở xuống: Giới hạn chiều cao = 4,5 m.
- Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.
Cũng theo Điều 6 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, Sở Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương.
Còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì thực hiện công bố khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật khổ giới hạn của đường bộ trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, trường hợp xe quá khổ được xác định là các phương tiện giao thông cơ giới có một trong các kích thước bao ngoài (kể cả hàng hóa xếp trên xe) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ.
Cụ thể, xe quá khổ là xe có một trong các yếu tố sau:
- Chiều dài > 20 mét hoặc > 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe.
- Chiều rộng > 2,5 mét.
- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên > 4,2 mét (trừ xe chở container).
Xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép nêu trên khi tham gia giao thông trên đường bộ cũng được coi là xe quá khổ giới hạn.
Trường hợp bắt buộc phải vận chuyển hàng với khổ giới hạn của đường bộ thì trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, chủ phương tiện, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện có Giấy phép lưu hành xe được cấp cơ quan có thẩm quyền.
Nếu không có giấy phép lưu hành mà chở hàng hóa quá khổ, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 46/2015, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để được lưu hành bình thường trên các tuyến đường phải thỏa mãn điều kiện về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ đã được công bố và các quy định về giới hạn xếp hàng hóa.
Nếu để xe vượt quá khổ giới hạn quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Theo đó, khi điều khiển xe quá khổ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng.3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;
… c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.
Ngoài phạt tiền, người điều khiển phương tiện quá khổ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (đối với ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng luật về giao thông (đối với xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng (theo điểm a khoản 6 Điều 33 Nghị định 100/2019, sửa bởi Nghị định 123/2021).
Xem thêm: Mức xử phạt mới nhất đối với xe chở hàng quá khổ
Trên đây là thông tin về khổ giới hạn của đường bộ cùng mức phạt vi phạm khi vượt quá khổ giới hạn. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
>> CSGT có được yêu cầu dừng xe kiểm tra hàng hóa không?
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/kho-gioi-han-cua-duong-bo-la-gi-a70351.html