Nền kinh tế thế giới ngày càng kết nối, thúc đẩy giao thương quốc tế, đầu tư và hợp tác kinh tế. Doanh nghiệp cần nhân lực có kiến thức và kỹ năng kinh doanh quốc tế để vươn ra thị trường toàn cầu. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành Kinh doanh quốc tế ngày càng tăng, đặc biệt ở các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế, marketing quốc tế, tài chính quốc tế.
Ngành Kinh doanh quốc tế (International business) là ngành học bao hàm các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới giữa các quốc gia, tổ chức hoặc cá nhân. Nó bao gồm nhiều khía cạnh như xuất nhập khẩu hàng hóa/ dịch vụ, đầu tư quốc tế, thương mại điện tử, quản trị chuỗi cung ứng, marketing quốc tế, luật kinh doanh quốc tế,...
Hay nói cách khác, đây là một công việc giao dịch giữa quốc gia này với quốc gia khác, là một lĩnh vực mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp kiến thức tổng quan về quản trị kinh doanh, chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Ngành kinh doanh quốc tế có điểm đầu vào khá cao, đồng thời đòi hỏi khả năng ngoại ngữ tốt. Sinh viên định hướng theo ngành này cần có khả năng học tập tốt, tư duy logic để theo kịp chương trình học tại trường.
Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo sinh viên về các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Theo đó, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về lý thuyết phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến các hoạt động của doanh nghiệp như kinh tế, chính trị, văn hóa, công nghệ, phân tích tài chính, thị trường ngoại hối,... Một số lĩnh vực mà các trường có thể dạy cho sinh viên ngành này bao gồm:
Kinh tế học: Giới thiệu về các nguyên tắc kinh tế vĩ mô và vi mô, thị trường quốc tế, các vấn đề liên quan đến kinh tế toàn cầu.
Quản trị kinh doanh: Kiến thức về các chức năng quản trị như quản trị nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất,...
Kế toán: Nguyên tắc kế toán và cách thức sử dụng thông tin kế toán để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh.
Ngoại ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc, sinh viên có thể học thêm các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn,...
Marketing quốc tế: Giới thiệu về các chiến lược marketing trong môi trường quốc tế như nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, quảng cáo quốc tế.
Tài chính quốc tế: Thị trường tài chính quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro tài chính,...
Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu: Các hoạt động logistics, quản trị chuỗi cung ứng, Global sourcing (Tìm nguồn cung ứng toàn cầu) trong môi trường quốc tế.
Luật kinh doanh quốc tế: Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế như luật thương mại quốc tế, luật đầu tư quốc tế, luật sở hữu trí tuệ,...
Kinh tế quốc tế: Phân tích các vấn đề kinh tế toàn cầu như thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế.
Quản trị đa văn hóa: Giúp sinh viên hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và cách thức quản lý nhân viên trong môi trường đa văn hóa.
Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên có thể làm việc tại nhiều vị trí đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Bao gồm:
Ngoài những vị trí trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế cũng có thể tự thành lập doanh nghiệp hoặc làm việc trong các tổ chức phi chính phủ.
Việc lựa chọn trường đại học để học ngành Kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu nghề nghiệp, khả năng tài chính, ngôi trường mơ ước,... Một số trường đại học uy tín tại Việt Nam đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế phải kể đến như:
Môi trường kinh doanh nói chung và môi trường quốc tế nói riêng biến đổi không ngừng, đòi hỏi người học phải chủ động cập nhật kiến thức mới, rèn luyện tư duy linh hoạt để thích ứng với mọi tình huống. Đây là nền tảng giúp sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách hiệu quả, đồng thời tự tin giải quyết các vấn đề thực tế trong tương lai.
Môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp và đầy rủi ro, đòi hỏi mỗi cá nhân phải sở hữu ý thức cao về trách nhiệm đối với bản thân, đối tác và tổ chức. Bởi trong môi trường quốc tế, sự thiếu trách nhiệm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân, tổ chức và thậm chí là cả quốc gia. Ý thức trách nhiệm thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng công việc và đáp ứng đúng thời hạn.
Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, tiếp cận thông tin và mở rộng cơ hội hợp tác trong kinh doanh quốc tế. Sinh viên theo học ngành này bắt buộc phải có nền tảng ngoại ngữ vững chắc, nhằm tương tác với đối tác, khách hàng và nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác nhau.
Hơn nữa, trong quá trình theo học ngành Kinh doanh Quốc tế, sinh viên phải cập nhật liên tục kiến thức chuyên môn và xu hướng thị trường mới nhất. Nguồn tài liệu phong phú nhất thường được viết bằng tiếng Anh, bao gồm sách báo, báo cáo nghiên cứu, website chuyên ngành,... Nắm vững tiếng Anh giúp sinh viên khai thác tri thức từ kho tàng thông tin khổng lồ này, từ đó nâng cao hiểu biết và hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ.
Sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng về các nguyên tắc, quy luật kinh tế, thương mại quốc tế để có thể hiểu rõ về môi trường kinh doanh quốc tế, đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
Hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác nhau là yếu tố then chốt để sinh viên xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả và tránh những sai lầm do khác biệt văn hóa. Sinh viên cần tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán, giá trị và niềm tin của các quốc gia đối tác để thể hiện sự tôn trọng và tạo dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là với việc Việt Nam tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, RCEP,... đã tạo ra cơ hội to lớn cho ngành Kinh doanh Quốc tế. Nhu cầu nhân lực cho ngành này ngày càng tăng cao bởi:
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu hóa mở ra cánh cửa rộng lớn cho các sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế với vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng cao trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao, tạo điều kiện cho sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa diễn ra trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi nguồn nhân lực có khả năng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, đảm bảo sản phẩm được vận chuyển và phân phối đúng thời gian, đúng địa điểm và với chi phí hợp lý. Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện cho việc giao thương giữa các quốc gia thuận lợi hơn, thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường quốc tế.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài, thành lập chi nhánh/công ty con ở nước ngoài. Việc mở rộng thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp cần đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên môn về kinh doanh quốc tế, am hiểu luật pháp quốc tế, văn hóa và phong tục tập quán của các quốc gia khác nhau.
Ngành Kinh doanh Quốc tế không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu truyền thống mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như logistics, quản trị chuỗi cung ứng, tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế, marketing quốc tế,... Mỗi lĩnh vực đều có những yêu cầu cụ thể về kiến thức và kỹ năng, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế thường có môi trường làm việc năng động, trẻ trung, với nhiều cơ hội học hỏi và phát triển. Sinh viên kinh doanh quốc tế có thể mở rộng mạng lưới quan hệ và xây dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Từ việc làm việc với các đội ngũ đa quốc gia, sinh viên có thể học cách làm việc với người từ nền văn hóa và tư duy khác nhau, nâng cao khả năng thích ứng và giao tiếp đa văn hóa.
Một môi trường làm việc năng động cũng thường đi kèm với sự phát triển nhanh chóng và cơ hội thăng tiến. Sinh viên có thể trải nghiệm một tốc độ làm việc nhanh, những thay đổi thường xuyên và khám phá cá c lĩnh vực mới. Giúp mở ra cơ hội thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.
Để theo học ngành Kinh doanh quốc tế, học sinh có thể lựa chọn thi khối A hoặc khối D, cụ thể:
Ngoài ra, một số trường đại học còn có thể xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế theo khối C với tổ hợp C00: Văn, Sử, Địa.
Nhìn chung, ngành Kinh doanh quốc tế có tiềm năng việc làm cao, đặc biệt là đối với những sinh viên có năng lực học tập tốt, kỹ năng mềm xuất sắc và kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng khá gay gắt, do vậy sinh viên cần chủ động trau dồi bản thân để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Nữ hoàn toàn có thể học Kinh doanh quốc tế nếu bản thân có đam mê, năng lực và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Bởi Kinh doanh quốc tế là ngành học có nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, marketing,... với mức lương hấp dẫn.
Mức lương ngành kinh doanh quốc tế tại Việt Nam dao động từ 8 triệu đến trên 100 triệu đồng/tháng. Cụ thể, sinh viên kinh doanh quốc tế mới ra trường thường có mức lương từ 7 đến 12 triệu đồng/ tháng. Với kinh nghiệm từ 1 - 2 năm, mức lương có thể lên đến 15 - 20 triệu đồng/tháng. Các vị trí quản lý cấp cao như giám đốc kinh doanh quốc tế có thể có mức lương trên 40 - 100 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn.
Ngành Kinh doanh Quốc tế mở ra cánh cửa cho sinh viên khám phá thế giới kinh doanh rộng lớn, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ và hệ thống kinh tế khác nhau. Để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần học hỏi, cập nhật liên tục, thích nghi nhanh chóng với môi trường đa văn hóa, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và đàm phán hiệu quả. Song đó, cần rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết để tăng thêm cơ hội trong quá trình ứng tuyển.
Xem thêm:
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/hoc-kinh-doanh-quoc-te-ra-truong-lam-gi-a70561.html