Chế độ ăn càng nhiều muối sẽ dẫn đến việc mất càng nhiều canxi qua nước tiểu.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người có thói quen ăn thực phẩm mặn dễ bị loãng xương hơn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, một người chỉ nên ăn một lượng khoảng 6g muối một ngày. [1]
Ăn nhiều muối dễ bị loãng xương
Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Đặc biệt là đối với người bị gãy xương, họ cần một chế độ ăn phù hợp cho việc hồi phục lại thể trạng của mình hơn là một chế độ ăn thiếu sự cân bằng giữa các chất dinh dưỡng.
Đồ ăn vặt nhiều đường không tốt cho sức khỏe
Nếu bạn uống nhiều nước ngọt, nó có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương của bạn.
Việc uống nhiều nước ngọt mỗi ngày có liên quan đến việc giảm mật độ khoáng xương, dẫn đến quá trình hồi phục xương mất nhiều thời gian hơn. Đồng thời nước ngọt còn làm tăng nguy cơ gãy xương.
Nước ngọt không chỉ ảnh hưởng đến xương mà nó còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể bạn.
Nước ngọt
Nạp vào cơ thể một lượng lớn caffeine sẽ khiến quá trình chữa lành xương bị ảnh hưởng. Nó có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, và điều đó có nghĩa là bạn mất đi nhiều canxi hơn qua nước tiểu.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ mỗi 100 miligam caffeine bạn nạp vào cơ thể sẽ khiến xương mất đi khoảng 6g canxi. Và khi kết hợp với thực phẩm có đường, các ảnh hưởng tiêu cực của caffeine lên xương sẽ càng lớn hơn. [2]
Caffeine
Những đồ uống có cồn sẽ làm giảm khối lượng xương, giảm sự hình thành xương và làm chậm quá trình chữa lành xương. Vì thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tái tạo xương gãy.
Đồng thời, việc say rượu bia cũng có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị ngã và có nguy cơ bị tổn thương lại vị trí xương từng bị gãy.
Đậu có thể hạn chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Trong một số loại đậu có chứa chất phytates, có thể can thiệp vào khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Tuy nhiên, đậu rất giàu magiê, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể nên bạn không cần phải loại bỏ đậu ra thực đơn của mình. Thay vào đó, để loại bỏ phytates, bạn có thể ngâm đậu trong nước vài giờ trước khi chế biến.
Các loại rau củ họ cà, chẳng hạn như cà chua, nấm, ớt, khoai tây trắng và cà tím có thể gây viêm xương, dẫn đến tình trạng loãng xương, từ đó sẽ khiến quá trình hồi phục xương bị gãy diễn ra chậm hơn.
Tuy nhiên, giống như đậu, những loại thực phẩm này chứa các vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe của bạn.
Thế nên, bạn không cần loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn. Miễn là bạn đảm bảo có đủ lượng canxi 1.000 đến 1.200 miligam mỗi ngày cho cơ thể.
Cải bó xôi sống có chứa canxi tốt cho xương, nhưng chúng cũng chứa các chất gọi là oxalat, có thể liên kết với canxi và làm cho cơ thể không thể hấp thụ được canxi.
Để có thể tận dụng những lợi ích về sức khỏe mà cải bó xôi mang lại đồng thời giảm thiểu các tác hại thì bạn nên ăn kèm cải bó xôi với các thực phẩm có canxi dễ hấp thụ. Nếu các oxalat trong rau ngăn cơ thể hấp thụ canxi thì bạn có thể ăn kèm một ít phô mai, nhờ đó bạn có thể hấp thụ canxi từ phô mai. (Xem thêm các sản phẩm canxi giúp chống còi xương ở trẻ nhỏ, chống loãng xương ở người lớn).
Ăn quá nhiều protein động vật cũng có thể làm mất canxi trong xương của bạn. Vì vậy nếu bạn bị loãng xương hoặc gãy xương, bạn nên hạn chế thịt đỏ trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy việc cắt giảm các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến cũng như nước ngọt, thực phẩm chiên, đồ ngọt và món tráng miệng, và các loại ngũ cốc tinh chế đều có tác động tích cực đến sức khỏe của xương. [3]
Thịt đỏ
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm về những thực phẩm người bị gãy xương không nên ăn. Nếu thấy bài viết hay, hãy thích và chia sẻ cho mọi người thân xung quanh cùng tìm hiểu nhé!
Nguồn: Everydayhealth, Webmd
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/bi-gay-xuong-kieng-an-gi-a70827.html