Qui trình làm artwork được hiểu đơn giản là chuẩn bị các tập tin thiết kế và đảm bảo sau khi quy trình hoàn tất, tác phẩm in ấn được trơn tru.
Final artwork là giai đoạn chỉnh sửa cuối cùng trước khi bản in thực tế chính thức ra đời.
Hãy chắc chắn bạn đã thiết lập màu sắc của bản artwork một cách chính xác. Có ba bảng màu chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay là RGB (Red, Green, Blue), CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) và các đốm màu sắc Spot Colors (Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các hệ màu này tại đây)
Với tất cả những hình ảnh được lấy từ trên các trang mạng hoặc những hình ảnh được chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số đều cần phải chuyển đổi các hình ảnh đó sang hệ màu CMYK. Nếu bạn quên mất điều này trong quá trình chỉnh sửa artwork có thể tạo ra những kết quả không như mong đợi mà bạn không lường trước được.
Chúng ta có thể kiểm tra giá trị màu sắc trên từng kênh màu (channel) bằng phần mềm Acrobat Pro để đảm bảo mức độ màu sắc.
Một yếu tố quan trọng khác không kém vấn đề màu sắc đó là kích thước artwork. Hầu hết các artwork không được in ở kích thước thành phẩm cuối cùng. Trong thực tế thường được in ở loại giấy có kích thước to hơn thành phẩm và sau đó được cắt theo kích thước chính xác. Điều này là rất quan trọng đặc biệt là với những thiết kế có yếu tố đồ hoạ ở ngay phần rìa. Chính vì thế, việc chừa thêm 2-3 mm là cần thiết nếu không khi in và cắt viền nó sẽ bị chạm vào phần thiết kế chính.
Trên thực tế, độ phân giải của sản phẩm in khá linh động, phụ thuộc vào loại hình sản phẩm của bạn. Nếu bạn in trực tiếp từ file có chứa những hình ảnh có chất lượng thấp 72 DPI (dots per inch), chúng sẽ mờ và không được sắc nét. Vì thế, bạn nên tạo Artwork có độ phân giải tối thiểu là 300 DPI để đảm bảo chất lượng và độ nét.
Chắc chắn trong qúa trình tạo artwork chúng ta phải để lại những kí hiệu hướng dẫn cho người làm sản xuất, thường thấy nhất là các kí hiệu:
Crop mask (dấu xén): cho phép người sản xuất biết được chính xác kích thước cần cắt sản phẩm sau khi bỏ phần tràn lề, thông thường thì dấu cắt được để bằng với kích thước tràn lề (2-3mm) mà phần trên ColorMe có nhắc đến, như vậy sẽ tối ưu thời gian cho nhà sản xuất và đáp ứng được bài toán tiết kiệm nguyên liệu.
Đường bế (die cut, score, preforation): thông thường khi thiết kế hay dùng nét không đứt đoạn để xác định cho người sản xuất biết rằng cần bế đứt (bằng khuôn cấn bế), cần đục lỗ,...
Đường cấn (folk, tuck): thường được xác định bằng đường đứt đoạn để thể hiện chỗ gấp, nếp gấp.
Đừng quên những chỉnh sửa cuối cùng trước khi in ấn. Đây là giai đoạn chỉnh sửa bố cục như sắp xếp lại các phần văn bản, đảm bảo nội dung không bị quá gần mép. Dù bạn luôn ghi nhớ điều này trong lúc thiết kế, nhưng việc kiểm tra lại lần cuối sẽ giúp bạn không bỏ sót dù là lỗi nhỏ.
Adobe Photoshop là phần mềm quen thuộc với tính năng chính là chỉnh sửa hình ảnh, nhưng bên cạnh đó, nó còn được biết đến với “nghề tay trái” là thiết kế đồ hoạ. Từ việc thiết kế các hình ảnh đã được xử lí đến sử dụng các nguồn tài nguyên khác bên ngoài và thâm chí là cắt ghép, thêm văn bản cho các sản phẩm khiến cho quá trình thiết kế với Photoshop trở nên vô cùng hữu ích.
Bạn có thể tìm hiểu thêm KHOÁ HỌC PHOTOSHOP CƠ BẢN tại ColorMe
Giống như người anh em cùng nhà Adobe Photoshop, Illustrator là một trong những phần mềm vô cùng thông dụng hiện nay. Với illustrator, bạn có thể thỏa sức sáng tạo tùy mục đích khác nhau như: tạo logo, vẽ hoạt hình, icons, bản đồ, biểu đồ,.... Với nhiều ưu điểm như: tính tương thích, giao diện quen thuộc, màu sắc tuyệt vời, in ấn ở mọi kích thước,...Illustrator được một trong những phần mềm quan trọng bậc nhất đối với nhiều Designer.
Illustrator tạo hình từ công cụ vector, vì vậy khi tăng, giảm kích cỡ thì hình ảnh cũng không bị vỡ hay giảm sắc nét. Vì vậy trong in ấn, Illustrator thường được yêu thích hơn Photoshop.
Tham khảo KHOÁ HỌC ILLUSTRATOR CƠ BẢN tại ColorMe
Corel painter - một cái tên quen thuộc với dân đam mê hội họa, vẽ tranh kỹ thuật số. phần mềm này cung cấp khá đa dạng các công cụ, tính năng để tạo sản phẩm artwork. Corel Painter là công cụ được các hoạ sĩ tin dùng để tạo ra một bức tranh trên máy tính bằng các công cụ giả lập gần giống nhất với cách vẽ bằng bút truyền thông. Đây là một phần mềm không thể thiếu của các hoạ sĩ ảnh cũng như các designer bên cạnh Photoshop của Adobe đã không qúa xa lạ ngay cả với những người mới bắt đầu.
ColorMe hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những hiểu biết hơn về Artwork và những tips tạo ra một bản Artwork ấn tượng cùng các phần mềm thông dụng hiện nay. Đừng quên tham khảo KHOÁ HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ CƠ BẢN tại ColorMe để trải nghiệm và nâng cao khả năng thiết kế của bản thân nhé.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/work-of-art-la-gi-a71097.html