Bạn có quá nhiều tài liệu cần phải đọc trong khoản thời gian hạn hẹp? Bạn không thể xử lý đống tài liệu này một cách nhanh chóng? Điều đó khiến bạn “rước” được mớ điểm kém cho các bài kiểm tra, báo cáo hay luận văn?
Vâng, học tập tại trường sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có thể đọc tất cả các tài liệu, sách với tốc độ gấp 3 lần hiện tại. Bạn có thể có được nhiều thời gian thư giãn hơn, đọc sách nhanh hơn và thu nhặt được nhiều kiến thức hơn trong khoảng thời gian ngắn.
Nếu bạn muốn gia tăng tốc đọc của bản thân lên gấp 3 lần mà vẫn hoàn toàn hiểu được về cuốn sách hay tài liệu bạn muốn đọc, hãy cùng Workingskills.net áp dụng 4 bước sau đây nhé!
Sẽ rất tốn thời gian khi bạn phải dừng việc đọc lại để đi kiếm các dụng cụ như bút, sổ ghi, bút highlight,..v..v để ghi chú các điểm quan trọng mà bạn quan tâm. Vì thế, hãy đảm bảo rằng những dụng cụ đó luôn sẵn sàng có mặt khi bạn cần dùng đến nó nhé.
Bạn đã bao giờ phải “nhai đi nhai lại” mãi một đoạn, trang nào đó trong khi đọc chưa? Việc bạn đọc chậm, đó là vì bạn đang phải “gồng mình” đọc sách trong một môi trường không thích hợp.
Hãy tìm một nơi yên tĩnh hạn chế tiếng ồn và nhiệt độ thoải mái. Hãy khuyến khích bản thân đọc tối thiểu trên 15 phút, vì sau 15 phút não bộ bạn mới thích nghi với việc tập trung. Do đó, bạn phải đảm bảo rằng nơi đọc sách bạn chọn không có các nhân tố khiến bạn bị xao nhãng hay ngắt quãng việc đọc của mình nhé!
Bạn muốn học được gì thông qua cuốn sách bạn đang đọc? Hãy ghi xuống những câu hỏi bạn muốn được giải đáp trước khi đọc một cuốn sách.
Đọc lướt, sơ lược phần mở đầu, phần kết thúc, mục lục quyển sách một cách nhanh chóng để lấy được tổng thể nội dung và quyết định những phần nào bạn sẽ đọc kỹ hay toàn bộ dựa theo mục tiêu đã đề ra. Sau đó, bạn hãy bắt đầu đọc các phần, chương mà mình quan tâm, phù hợp với mục tiêu đề ra bằng cách đọc nhanh các phần mở đầu, phần kết thúc của chương và các câu mở đầu, câu kết thúc của các đoạn văn để có góc nhìn chi tiết hơn về quyển sách.
Chú ý vào những thông tin quan trọng (Scanning): Khi bạn đọc lướt, hãy highlight hoặc đánh dấu lại các thông tin quan trọng như: Các tiêu đề, dòng chữ in đậm hay có kích cỡ to hơn, các biểu đồ hay thông tin quan trọng thể hiện ý chính trong câu hoặc đoạn văn. Đây sẽ là những thông tin mà bạn có thể phải đọc kỹ lại sau đó. Việc highlight sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm lại các thông tin.
Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, bạn có thể tham khảo link sau đây nhé: 7 kỹ thuật đọc hiệu quả
Một tip nhỏ cho bạn đó là: Khi đọc lướt các đề mục, hãy hình thành cho bạn những câu hỏi nhé!
Điều này giúp bạn nắm bắt nội dung rất nhanh khi bạn đọc lại chi tiết những phần, chương này. Tránh cho bạn tình trạng phải đọc đi đọc lại.
Đây là thời điểm mà bạn sẽ bắt đầu đọc kỹ những nội dung mà bạn đã highlight, đánh dấu trước đó. Ở bước này, bạn chỉ cần đọc như bình thường, nghiền ngẫm những kiến thức có trong đó và giải đáp xem chúng có thể giúp ích gì cho câu hỏi, mục tiêu mình đặt ra. Và bạn đừng quên gạch dưới hoặc ghi chú lại những thông tin quan trọng, cần thiết nhé.
“Công cuộc” đọc sách của bạn có thể trở nên công cốc nếu bạn không tổng hợp lại những gì bạn đã học được thông qua việc đọc. Vì, bạn rất có khả năng sẽ quên bẵng mất nó vào một ngày đẹp trời nào đó.
Để thật sự ghi nhớ lại những kiến thức này, bạn nên tổng hợp chúng lại theo từ ngữ và cách thức của bạn. Bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy, đồ thị, hình vẽ ,…v..v để ghi nhớ và tạo ra sự liên kết giữa các thông tin bạn học được. Không nên chỉ highlight các phần quan trọng trong sách mà bạn đọc được rồi đọc đi đọc lại nó thôi nhé, điều này không thật sự giúp bạn ghi nhớ các thông tin đã đọc một cách hiệu quả.
Tại phần 2 Workingskills.net sẽ cung cấp tiếp cho bạn một số mẹo nhỏ cực đơn giản để gia tăng tốc độ đọc của bản thân. Hãy khám phá phần 2 của bài viết tại đây nhé: 4 Bước Để Đọc Sách Hiệu Quả - Phần 2
Biên tập: Thương Huỳnh - Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/cac-buoc-doc-sach-hieu-qua-la-a71297.html