Với nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp của xã hội càng tăng cao kéo theo đó nhu cầu học thiết kế thời trang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các bạn trẻ yêu thích và hứng thú học thiết kế thời trang bởi tính năng động, linh hoạt, sáng tạo và độc lập mà còn là nghề đem lại thu nhập cao.
Với những người mới chưa biết gì về thiết kế thời trang, có lẽ câu hỏi lớn nhất với bạn đang là “cần chuẩn bị gì trước khi học thiết kế thời trang?”. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đánh giá bản thân có thực sự phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn tham khảo.
Thứ nhất: Xác định đam mê của bản thân và xây dựng hành trình gia nhập ngành thời trang
Nếu bạn thích thời trang, các sản phẩm thời trang chưa đủ để bạn trở thành nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp. Ngành thời trang có tính cạnh tranh rất cao, đòi hỏi sự sáng tạo và nhiều áp lực khi đưa ra sản phẩm mới. Chính vì thế, yếu tố cốt lõi giúp bạn vượt qua áp lực và đạt được mục tiêu là lòng đam mê, tình yêu đối với nghề.
Bên cạnh đó, bạn cần làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân để các định mục tiêu bạn muốn làm gì và đạt được gì sắp tới. Khi xác định mục tiêu, bạn xây dựng kế hoạch để thực hiện như bạn cần học gì và làm gì để tích lũy kiến thức và kỹ năng cho công việc tương lai.
Thứ hai: cập nhập thông tin về thời trang
Bước đơn giản nhất mà bất kỳ ai yêu thích thời trang đều làm là đọc báo chuyên ngành thời trang hay follow kênh online như youtube, facebook, instagram..hay website của các hãng thời trang và nhà thiết kế nổi tiếng trong và ngoài nước giúp bạn có cái nhìn rộng và bao quát hơn về ngành thời trang. Quan trọng hơn, bạn thu thập cho mình kiến thức cơ bản về thời trang để hiểu nó hoạt động ra sao.
Bùi Lê Ngọc Vy - sinh viên thời trang LCDF chia sẻ kiến thức về thời trang của mình trên kênh tiktok cá nhân
Thứ ba: tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế
Tham gia câu lạc bộ thời trang tại trường học hay ngày hội trải nghiệm thiết kế (Openday), tuần lễ thời trang tốt nghiệp do Học viện Thiết kế và Thời trang London tổ chức là hoạt động thiết thực mang lại cho bạn cái nhìn thực tế mà không một tài liệu nào có được.
Bùi Lê Ngọc Vy - sinh viên học 2 ngành thiết kế thời trang và marketing thời trang, cựu chủ tịch câu lạc bộ thời trang Lamode tại trường THPT Amsterdam chia sẻ: “Bên cạnh việc cập nhật các tin tức về thời trang để trở nên hiểu biết hơn, sự cọ sát với môi trường làm việc trong ngành cũng là nền tảng để bạn nâng cao chuyên môn của mình. Học và thực hành luôn có sự khác biệt nhất định, xem runway show trên Youtube sẽ khác hoàn toàn với trải nghiệm tự mình tham gia tổ chức một show diễn thời trang. Bạn sẽ học được nhiều điều vô giá, bạn sẽ nhìn thấy những điều ẩn sau ánh hào quang của ngành thời trang, bạn sẽ thấu hiểu hơn về các công việc của mình.”
Thứ 4: rèn luyện kỹ năng vẽ mỗi ngày
Bùi Lê Ngọc Vy - sinh viên LCDF-Hanoi chia sẻ: “Các bạn đừng hiểu lầm là chúng ta bắt buộc phải vẽ diễn hoạ đẹp thì mới theo thiết kế thời trang được nhé! Đúng là chúng ta nên luyện vẽ minh hoạ thật nhiều, nhưng mục đích cốt lõi là để luyện tư duy về thiết kế, tập hình thành các ý tưởng về phom dáng và màu sắc. Trong quá trình đó, nét vẽ của mỗi người sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Đôi khi, sự trưởng thành về mặt tư duy trang phục cũng chính là yếu tố khiến cho khả năng diễn hoạ của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Mọi ý tưởng đều chỉ đơn thuần là “sự tưởng tượng" nếu chúng không được bạn tận tay đặt bút xuống phác thảo. Nếu một ngày bạn chợt nảy ra một ý tưởng nào đó, dù là kỳ lạ, trừu tượng hay điên rồ nhất thì cũng đừng ngại thể hiện chúng nhé. Thời gian đầu, nét vẽ của mình thực sự ngây ngô và vụng về đến mức mình vẽ xong bức nào cũng cảm thấy bứt rứt vì không ưng ý. Càng không hài lòng, mình càng vẽ nhiều hơn, mình vẽ bằng mọi thứ có thể, thiếu màu nước thì mình dùng lọ sơn móng tay…(buồn cười nhỉ).”
So sánh bản vẽ của Nguyễn Hoàng Dũng trước và sau khi học thiết kế thời trang tại LCDF -Hanoi
“Luôn mang sketchbook theo mình ở khắp mọi nơi, việc này rất thuận tiện cho việc phác thảo ý tưởng ngay tức thì mỗi khi đi trên đường gặp điều gì truyền cảm hứng. Ở bất kì đâu, chúng ta đều có thể thiết kế. Có rất nhiều bạn đã tạo nên những tác phẩm thiết kế thú vị gây ấn tượng với nhiều trường đại học ngành thời trang chỉ từ những sự vật tình cờ trong ngày. Niềm đam mê thời trang khi ấy như một phần cuộc sống của mỗi người, sự bền bỉ sẽ mang lại những kết quả mà bạn không ngờ tới. Khi mới bắt đầu, hãy vô tư và thỏa sức sáng tạo ở khắp mọi nơi và đừng kìm nén bản thân bạn nhé!” - Ngọc Vy chia sẻ kinh nghiệm trên blog cá nhân.
Thứ 5: Lựa chọn trường đào tạo thiết kế chuyên ngành thời trang phù hợp với bản thân
Trường đào tạo cử nhân thiết kế thời trang ở Việt Nam không có nhiều như các trường khác. Học viện Thiết kế và Thời trang London luôn tự hào trường thiết kế Anh quốc hàng đầu tại Việt Nam. Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế bởi các giảng viên Anh quốc kinh nghiệm lâu năm, trang thiết bị chuyên dùng trong ngành thiết kế thời trang. Bên cạnh đó thành công cựu sinh viên với thương hiệu thời trang như Lâm Gia Khang, Kelly Bùi, Vũ Tá Linh, Lưu Việt Anh v.v... các thương hiệu như Lobbster, Km 109, Tủ Nhà Mây v.v...
Thầy Julian Robert - giảng viên chuyên ngành thiết kế thời trang từ trường Royal College of Art, UK đang hướng dẫn sinh viên làm mẫu rập tại LCDF Hanoi
Nếu yêu thích thời trang, bạn cũng có thể tìm hiểu chương trình học chương trình học bổng hấp dẫn tại đây . Đây là cơ hội giúp bạn học tập với chi phí thấp hơn thông thường. Quan trọng hơn, bạn được gia nhập cộng đồng nhà thiết kế tài năng với cơ hội du học chuyển tiếp linh hoạt cùng cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn đến từ các tập đoàn lớn.
Bùi Thanh Lam cựu sinh viên khoa thiết kế thời trang, hiện đang du học tại London College of Fashion, UK chia sẻ: “ Mình biết tới Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội qua các buổi Ngày hội trải nghiệm thiết kế. Khi bước chân vào trường, ấn tượng đầu tiên đó là sự ấm áp và nhiệt tình của các thầy cô và anh chị nhân viên, họ luôn tiếp đón các bạn học sinh rất tận tình. Đặc biệt là các workshops giúp mình được tiếp xúc với thời trang theo những lối tư duy mới lạ. Vừa kết thúc lớp 12, mình đăng ký thi vào đây, nộp portfolio (hồ sơ nghệ thuật), phỏng vấn. May mắn là mình được trường trao học bổng đến 50% - một động lực cực lớn để cố gắng tiếp”
Mình nghĩ, không chỉ riêng mình, mà tất cả mọi người đều có những ước mơ đẹp cho riêng mình. Đích đến cuối cùng của những ước mơ không phải là một ngôi sao sáng rực trên bầu trời mà là khi chúng ta đặt niềm tin và nỗi lực hết mình thì tức là chúng ta đã thành công. - Thanh Lam chia sẻ.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/ban-thiet-ke-thoi-trang-a71682.html