Nếu nói đến những loài lan đẹp và thu hút nhất, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến sơn thủy tiên đầu tiên. Bởi vẻ đẹp mỹ miều mà e ấp, màu sắc thu hút và hương thơm quyến rũ. Nếu có dịp ngắm chậu lan thủy tiên khoe sắc, chắc chắn bạn sẽ bị cuốn theo và muốn sở hữu ngay loài hoa này trong vườn lan nhà mình. Vậy bạn đã thật sự hiểu biết rõ loài lan sơn thủy tiên này chưa, hãy cùng với Đặng Gia Trang tìm hiểu về chúng qua bài viết sau nhé.
Lan sơn thủy tiên có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum var, đây là một dạng biến thể khác của lan hoàng lạp.
Giả hành khi còn non có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng khi già. Tùy vào khí hậu từng vùng mà giả hành có độ lớn khác nhau, có loại sơn thủy tiên thân ngắn, tròn, cũng có loại thân dài và thon hơn.
Lá lan thủy tiên có màu xanh, dáng dài, không rụng lá theo mùa và không có bẹ lá ôm thân.
Sơn thủy tiên khá đa dạng về màu sắc và chủng loại như thủy tiên vàng, thủy tiên mỡ gà, thủy tiên hường,… Mỗi loại đều mang vẻ đẹp và đặc trưng riêng biệt.
- Lan thủy tiên vàng: Loại lan này được tìm thấy ở độ cao 100m so với mực nước biển. Thân có hình dùi bắp, hẹp ở 2 đầu và phình to ở giữa, có nhiều rãnh dọc theo thân, ngả vàng lúc về già. Chiều cao cây khoảng 30cm, mỗi cây khoảng 6 - 7 lá, mỗi lá dài khoảng 15cm, rộng 2,5cm. Hoa mọc thành chùm, nghiêng qua 1 phía so với thân và rũ xuống, hoa thưa, có màu vàng đậm, thơm óng ánh, đặc biệt môi hoa có màu vàng cam, có lông.
- Lan sơn thủy tiên cam: Đây là loại lan mọc ở vùng cao nơi có tán cây dày, thân hình dùi, cao khoảng 40cm, có 4 - 6 lá ở đỉnh. Lá dài khoảng 10cm, rộng tầm 4cm. Phát hoa dài và thòng xuống đất, hoa mọc dày đặc 30 - 50 hoa/phát hoa. Cánh hoa mang màu trắng hoặc vàng nhạt. Môi hoa màu cam đậm, tròn trịa, căng đầy.
- Lan thủy tiên mỡ gà: Lan thủy tiên nói chung và lan sơn thủy tiên mỡ gà nói riêng đều không thích hợp trồng nơi nhiệt độ cao. Phát hoa mập, toàn hoa có màu vàng, môi hoa đậm màu hơn, trung tâm có màu vàng cam, rìa mịn ở mép. Hoa có hình phễu chứ không nở bung như các loại lan thủy tiên khác.
- Lan sơn thủy tiên hường: Loài này có thân cao, dài lêu khêu, cao tới 90cm. Phát hoa dài, hoa mọc lưa thưa như sơn thủy tiên vàng, màu hơi ửng hồng, môi vàng và trung tâm có màu vàng cam.
Để phân biệt chính xác 2 loại lan này, bạn phải đợi đến khi lan ra hoa. Điểm khác biệt duy nhất là họng hoa. Đối với hoa lan sơn thủy tiên, màu sắc họng hoa rất đa dạng như tím thẫm, đỏ nâu, nâu tím hay đỏ thẫm, cánh hoa óng ánh như sáp. Trong khi đó, lan hoàng lạp chỉ có màu vàng đặc trưng.
Một số nhầm lẫn xuất hiện khi dựa vào đặc điểm thân để nhận dạng, có người cho rằng lan thủy tiên có thân thon từ đầu đến đuôi, còn lan hoàng lạp thân ngắn, mập. Do đó, để tăng độ chính xác, bạn nên chờ khi hoa nở để có được kết luận chính xác.
Dễ mang đến sự nhầm lẫn, chính vì thế, lan thủy tiên thật sự rất quý. Nếu bạn đã sở hữu giò lan sơn thủy tiên, đây là báu vật đấy, hãy trân trọng , chăm sóc và nhân giống rộng rãi.
Mùa hoa lan sơn thủy tiên từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, hoa nở đẹp nhưng độ bền không lâu, khoảng 5 - 10 ngày.
Chăm sóc lan sơn thủy tiên
Khi mầm non mới nhú, chưa tách ra và chưa có rễ non là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành ghép hoặc trồng sơn thủy tiên. Nếu bạn có điều kiện chăm sóc tốt, trồng bất kỳ thời điểm nào cũng được.
Chọn giống tốt quyết định đến tỷ lệ sống và chất lượng ra hoa. Khi chọn cây giống sơn thủy tiên cần chú ý một số điểm sau:
Chọn những bụi còn xanh, khỏe mạnh, không bị bệnh và không bị côn trùng cắn phá.
Bộ rễ khô ráo, nếu rễ ướt thì nguy cơ cây chết sẽ rất cao.
Quan sát giả hành, nên chọn những bụi có giả hành thế hệ sau to khỏe hơn thế hệ trước. Chọn giả hành có rễ ngắn, vì khi giả hành dài rễ sẽ rất khó mọc thêm rễ mới.
Sau khi mua cây giống, cắt bỏ những phần rễ và lá bị dập hoặc khô héo, rửa sạch để ráo. Kế tiếp, ngâm trong dung dịch Physan 5 - 20 phút, để khô. Sau cùng ngâm trong dung dịch kích thích ra rễ Atonik + B1 khoảng 15 - 20 phút, vớt ra và để ráo.
Giá thể trồng có thể là gỗ lũa, nên chọn loại gỗ cứng cáp, lâu mục, sau đó bóc vỏ và rửa sạch. Vì vỏ cây có thể là nơi sinh sống của các loại côn trùng và nấm bệnh, bên cạnh đó, giúp lan bám vào tốt hơn.
Nếu bạn trồng chậu, giá thể phổ biến là vỏ thông, than củi hoặc dớn vụn.
Bạn nên chọn chậu đất nung, có nhiều lỗ nhỏ để trồng sơn thủy tiên. Loại chậu này giúp cây thông thoáng bên trong và thuận tiện bám xung quanh chậu.
Ngoài ra người ta còn ghép sơn thủy tiên lên gạch đã, ngói, đất nung,… để tăng thêm phần sáng tạo. Tuy nhiên, lời khuyên từ những nhà trồng lan có kinh nghiệm, khuyến khích trồng trong chậu đất nung, chậu gỗ hoặc chậu nhựa.
Sau khi cây giống và giá thể đã xử xong tiến hành ghép lan. Nếu trồng trên gỗ lũa, dùng ghim hoặc dây mềm cố định lan vào gỗ, lưu ý khi rễ có thể tự bám thì gỡ ghim và khử độc oxit sắt. Nếu trồng chậu, cho một ít vỏ thông hoặc dớn vào bên trong chậu, dùng dây treo cố định để ổn định rễ giúp phát triển nhanh hơn.
Lan sơn thủy tiên ưa ẩm ướt, bạn nên tưới 2 lần/ngày để giá thể luôn ẩm, đặc biệt là cách trồng trên gỗ lũa cần cấp ẩm thường xuyên hơn. Tưới vào lúc sáng sớm và chiều mát là tốt nhất.
Cần bón phân thường xuyên để cây sinh trưởng tốt nhất. Khi cây bắt đầu ra rễ khỏe mạnh, bón thúc phân cho lan 2 tuần/lần. Sử dụng phân NPK tổng hợp 10 - 10 - 10 hòa vào nước tưới hoặc các loại phân hữu cơ chậm tan đều được. Chẳng hạn phân trùn quế dạng viên nén của SFARM, với một thao tác nhỏ mà hiệu quả lâu dài, bón 20 - 30gr phân và cấp ẩm để hòa tan phân từ từ.
Khi chăm sóc bất cứ loài lan nào, áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đều hoàn toàn cần thiết và chăm sóc lan sơn thủy tiên cũng vậy. Bạn nên phun thuốc trừ nấm bệnh định kỳ hàng tháng để giữ cho vườn lan luôn khỏe mạnh.
Chăm sóc sơn thủy tiên không quá khó đúng không nào? Chỉ cần làm đúng như hướng dẫn bạn sẽ có ngay chậu lan thủy tiên xinh lung linh. Mọi thắc mắc và góp ý, xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/cham-soc-lan-son-thuy-tien-a71791.html