Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Xã hội càng phát triển, việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm. Mô hình bệnh tật cũng thay đổi. Ngoài các bệnh cấp tính, những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp, thì những căn bệnh diễn tiến thầm lặng như bệnh lý tim mạch, các bệnh lý chuyển hóa ngày càng nhiều. Đối với những căn bệnh này, việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa. Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là ở nhóm người đang nghĩ “mình đang hoàn toàn khỏe mạnh”
Thông qua khám định kỳ, những bất thường về sức khỏe sẽ được phát hiện kịp thời. Bệnh lý được can thiệp sớm nên hiệu quả điều trị cao, hạn chế nguy cơ biến chứng, tiết kiệm chi phí điều trị. Người khám sức khỏe cũng được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ làm việc, thay đổi lối sống nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, phòng tránh bệnh hiệu quả.
Theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe, danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm:
Người khám sức khỏe sẽ được kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,...
Sau khi khám tổng quát, người khám sức khỏe sẽ được khám bệnh các chuyên khoa, bao gồm:
Để đánh giá các chỉ số trong cơ thể, người khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu:
Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm chụp phim X-quang tim phổi nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề liên quan đến tim, lồng ngực. Ngoài ra, tùy tình trạng mỗi người đến khám, bác sĩ có thể chỉ định chụp phim X-quang các vị trí, bộ phận khác trên cơ thể.
Bên cạnh danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc như trên, tùy theo đặc điểm độ tuổi, yếu tố nguy cơ, người khám sức khỏe có thể lựa chọn mở rộng gói khám thêm các chuyên khoa như ung bướu, nam khoa, phụ khoa, lão khoa,... Các kỹ thuật có thể được thực hiện như: siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú (đối với nữ), các đo loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ, xét nghiệm viêm gan B, C, chức năng tuyến giáp, xét nghiệm nội tiết tố,.. Trong trường hợp phát hiện các bất thường trong quá trình khám, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT-Scanner,...
Các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần nhằm sớm phát hiện các bệnh lý còn đang trong giai đoạn tiềm ẩn, can thiệp sớm các yếu tố nguy cơ nhằm giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015, quy định khám sức khỏe định kỳ mới nhất cho người sử dụng lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Theo đó, người lao động mỗi năm phải được khám sức khỏe ít nhất một lần. Đối với những người lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm, lao động nặng nhọc, người lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. Bên cạnh đó, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản. Những người lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp sẽ được khám để phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chi phí khám sức khỏe cho người lao động sẽ được cơ quan, doanh nghiệp chi trả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/kham-y-khoa-la-gi-a72922.html