Xin visa là một bước quan trọng và cần thiết cho những ai muốn du lịch, công tác, đầu tư, hay định cư tại một quốc gia khác. Để xin visa và tìm hiểu cách xin visa thành công, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hiểu rõ quy trình cũng như các yêu cầu cụ thể của loại visa.
Visa, hay còn gọi là thị thực - là một loại giấy tờ pháp lý cấp bởi chính quyền của một quốc gia cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào nước đó một cách hợp pháp. Visa có thể được hiểu là một con dấu hoặc nhãn dán trong hộ chiếu, chứng minh rằng người sở hữu đã được chấp thuận để nhập cảnh, thường với mục đích cụ thể như du lịch, công việc, học tập hoặc cư trú.
Có nhiều loại visa khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi và thời gian lưu trú mong muốn. Mỗi quốc gia có quy định và thủ tục cấp visa riêng và không phải tất cả các quốc gia đều yêu cầu visa để nhập cảnh. Điều quan trọng cần lưu ý rằng visa không đồng nghĩa với quyền lưu trú vĩnh viễn hoặc quốc tịch, đây chỉ là một loại giấy phép tạm thời cho phép người nước ngoài ở lại trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn cần hiểu bản chất của visa trước khi tìm hiểu về cách xin visa.
>> Xem thêm: Phỏng vấn visa du học Úc khó hay dễ?
Có nhiều loại visa dựa trên mục đích của chuyến đi, bao gồm visa du lịch, visa công tác, visa đầu tư và nhiều loại khác. Tuy nhiên, visa hiện tại được chia làm 2 loại chính với cách cách xin visa khác nhau:
Hay còn gọi là thị thực di dân - visa dành cho những người muốn nhập cảnh và định cư lâu dài tại một quốc gia khác. Loại visa này thường được cấp cho các trường hợp như đầu tư, bảo lãnh gia đình, hoặc diện vợ chồng.
Đây là hình thức visa tạm thời, cho phép người sở hữu nhập cảnh vào một quốc gia với mục đích cụ thể như du lịch, công tác, học tập, hoặc chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định. Cách xin visa di dân có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.
Theo đó, visa không di dân có các loại sau:
Visa Du Lịch (DL): Đây là loại visa phổ biến nhất, dành cho những người muốn thăm Việt Nam với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng. Visa này có thể được cấp với thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày, tùy thuộc vào số lần nhập cảnh.
Visa Công Tác (DN1 - DN2): Visa dành cho những người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với doanh nghiệp hoặc dự án với thời hạn tối đa là 12 tháng.
Visa Lao Động (LĐ1 - LĐ2): Cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích lao động và có thời hạn tối đa là 2 năm.
Visa Đầu Tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4): Dành cho những nhà đầu tư nước ngoài và có thời hạn lên đến 5 năm tùy thuộc vào quy mô đầu tư.
Visa Thăm Thân (TT): Cấp cho người nước ngoài là thân nhân của công dân Việt Nam hoặc của người nước ngoài đang có visa loại LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ. Thời hạn tối đa là 12 tháng.
Visa Điện Tử (EV): Là loại visa được cấp qua hệ thống trực tuyến, dành cho công dân của các quốc gia được phép áp dụng hình thức này. Visa điện tử chỉ có hiệu lực cho một lần nhập cảnh với thời hạn tối đa là 30 ngày.
Ngoài ra, còn có các loại visa khác như visa học tập (DH), visa phóng viên (PV1, PV2), và visa dành cho luật sư nước ngoài (LS), mỗi loại đều có những yêu cầu và thời hạn cụ thể.
Một hồ sơ về cách xin visa thường có những yêu cầu căn bản như:
Ngoài ra, với các loại visa khác nhau bạn sẽ cần bổ sung thêm các loại giấy tờ tương ứng. Đối với visa du lịch, bạn cần chứng minh nhân thân, công việc, tài chính và mục đích chuyến đi. Thời gian xử lý hồ sơ có thể mất từ 5 đến 8 ngày làm việc, và phí visa dao động từ 20 đến 80 USD tùy loại visa.
Hầu hết các lãnh sự quán đều yêu cầu bản hồ sơ xin visa được dịch sang Tiếng Anh vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ. Ngoài ra, việc cấp visa sẽ được thu phí theo quy định của mỗi lãnh sự quán. Bạn có thể tìm hiểu những thông tin liên quan đến cách xin visa tại website chính thức của lãnh sự quán nơi bạn muốn đến.
>> Xem thêm: Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Xin visa du học Úc có khó không?”
Về cách xin visa và quy trình xin visa du học, tùy thuộc với yêu cầu của mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ sẽ có những quy định riêng. Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán của nước bạn muốn nhập cảnh hoặc các dịch vụ hỗ trợ làm visa để biết thêm thông tin chi tiết. Thông thường, thủ tục xin cấp visa sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định điểm đến
Nơi bạn dự định đặt chân đến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách xin visa của bạn. Nếu đây là lần đầu bạn xin visa đi nước ngoài thì nên tìm hiểu những nước có chính sách nới lỏng visa để dễ dàng đậu hơn.
Bước 2: Xác định mục đích chuyến đi và chuẩn bị hồ sơ
Xin visa du học sẽ khác với visa du lịch hay visa đi làm, do đó tùy vào mục đích mà lãnh sự quán sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm các giấy tờ cần thiết. Bạn cũng có thể tìm hiểu trước tại nhà để tiết kiệm thời gian hơn.
Bước 3: Tìm hiểu về nơi cấp thị thực
Visa có thể được cấp trực tiếp hoặc cấp thông qua lãnh sự quán. Trong trường hợp không có đại sứ quán, bạn phải di chuyển đến quốc gia có các cơ quan này để hoàn thành thủ tục làm visa.
Bước 4: Hoàn thiện thủ tục nộp hồ sơ và đợi lấy visa
Để hạn chế những khó khăn trong quá trình làm visa, bạn nên tìm hiểu và làm trước ngày đi 1 tháng. Không nên làm quá cận ngày vì có thể ảnh hưởng đến lịch trình của bạn.
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (hay còn gọi là Visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Hiện nay, người nước ngoài có thể thực hiện thủ tục làm visa online thông qua Trang thông tin cấp thị thực điện tử thuộc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (có tên miền tiếng Việt là “https://dichvucong.bocongan.gov.vn/”, tiếng Anh là “https://e-services.mps.gov.vn/”).
Theo nội dung được hướng dẫn tại Cổng Dịch vụ công Bộ Công an, trình tự làm visa online bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhập thông tin đề nghị cấp visa online
Người nước ngoài truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử thuộc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử, tải ảnh mặt chân dung và trang nhân thân hộ chiếu. Sau khi thực hiện bước này, người nước ngoài sẽ được hệ thống cấp mã hồ sơ điện tử.
Bước 2: Nộp phí
Nộp phí cấp thị thực vào tài khoản quy định tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an sau khi nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Bước 3: Nhận kết quả
Trên đây là thông tin về cách xin visa mà KFO vừa cung cấp đến bạn. Có thể thấy, xin visa có thể là một quá trình phức tạp, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết đầy đủ về các yêu cầu, bạn hoàn toàn có thể hoàn thành thủ tục này một cách suôn sẻ. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ visa chuyên nghiệp nếu bạn cảm thấy cần thiết. Chúc bạn may mắn và thành công trong việc xin visa!
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/huong-dan-lam-visa-a73361.html