7 bài học cuộc sống quý giá từ Albert Einstein

Như một lẽ thường tình, mỗi người xuất hiện lại nhìn vạn vật theo một cách mới mẻ khác nhau, người có tầm nhìn làm đảo lộn những tư tưởng mà chúng ta vẫn thường nghĩ về thế giới.

Với những tư tưởng còn đang trong quá trình hình thành, năm 22 tuổi Albert Einstein đã một mình rong ruổi suốt dọc dãy núi Alps. Trong những năm tháng tuổi trẻ đi dọc qua các dãy núi, Einstein hy vọng có thể tìm ra những mô hình chưa được khám phá và những quy luật cơ bản của tự nhiên. Suốt cuộc đời Einstein đi tìm kiếm sự hài hòa, không chỉ trong lĩnh vực khoa học của ông mà còn cả trong thế giới nhân loại nữa.

Mọi người trên thế giới đều muốn tìm hiểu về nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức - Albert Einstein nhưng ông vẫn còn là một bí ẩn lớn. Chúng ta mới chỉ thấy hình ảnh xuất hiện trước công chúng của ông và nó cũng có thể bí ẩn đối với ngay chính bản thân ông. Hãy cùng đọc 7 bài học cuộc sống thiết thực dưới đây, nó sẽ tiết lộ cho chúng ta về cách mà Albert Einstein tư duy và làm nên những điều kỳ diệu trong thời kỳ đó nhé!

1. Theo đuổi trí tò mò

Theo đuổi trí tò mò

"Tôi không có tài năng đặc biệt. Tôi chỉ đam mê tò mò thôi."

Điều Einstein muốn truyền đạt qua thông điệp này đó chính là trí tò mò - tiền đề dẫn dắt ông qua khắp các tư tưởng nền tảng trong cuộc đời. Nhiều người trong chúng ta nói rằng mình tò mò nhưng lại thường bỏ cuộc khi cần hành động để tìm ra và trả lời các câu hỏi nghi vấn.

Theo đuổi trí tò mò của bạn cho dù đó là bất cứ điều gì. Mọi vấn đề sẽ không ngừng được đào sâu hơn. Đó là điều giúp chúng ta khác biệt với những người bình thường khác trên thế giới. Đi sâu, tìm tòi những điểm chưa từng có ai nghĩ tới vì điều kỳ diệu thường được tìm thấy khi đạt đến mức độ thâm sâu.

Hãy tiếp tục làm sâu sắc hơn thêm tầm nhìn của bạn và trả lời tất cả các câu hỏi còn đang thắc mắc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cuộc đời bỗng trở nên thật lạ thường với trí tò mò không dứt đó.

2. Kiên trì là vô giá

Kiên trì là vô giá

"Không phải là tôi thông minh, chỉ là tôi tìm hiểu vấn đề lâu hơn mọi người thôi."

Bên cạnh nhà vật lý lý thuyết sinh người Đức - Albert Einstein, cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu trước đó (đặc biệt là những người cực kỳ thành công), mà tôi đã tìm hiểu và sau đó đúc rút ra rằng chính sự kiên trì đã mang đến cho họ những khám phá vĩ đại.

Họ nói rằng mọi vấn đề xảy ra đều có ít nhất một cách giải quyết. Nếu chúng ta kiên trì, dành thời gian tìm hiểu sâu một vấn đề, chẻ nhỏ và nghiền ngẫm từ mọi góc cạnh khác nhau, chắc chắn chúng ta sẽ tìm ra ít nhất một giải pháp.

Do vậy, dù bạn đang nghĩ về điều gì, chẳng hạn như tầm nhìn, thì bạn luôn có thể xử lý tốt nếu bạn kiên trì. Hãy nhớ rằng đừng từ bỏ khi vấn đề chưa được giải quyết nhé!

3. Phạm sai lầm

Phạm sai lầm

"Một người không bao giờ phạm sai lầm là người không bao giờ thử làm điều gì mới mẻ."

Điều này không có nghĩa là "cứ mắc lỗi thì bạn sẽ đi theo con đường của Einstein". Hàm ý của nó muốn nhắc nhở chúng ta nên mạnh mẽ xóa tan nỗi sợ hãi và tiếp cận những điều chưa biết. Có thể chúng ta muốn đi đến và làm việc ở Alaska nhưng chúng ta sẽ chả bao giờ biết được làm việc ở Alaska sẽ thế nào nếu mãi ở nguyên Chicago.

Dám khám phá, dám mắc sai lầm. Đó chính là điểm khác biệt giữa người thành công và người thất bại. Bạn sẽ không bao giờ học được cách khắc phục những điểm yếu của bản thân nếu không dám thử và mắc sai lầm.

4. Tạo ra giá trị

Tạo ra giá trị

"Thay vì cố trở thành người thành công, hãy tạo ra giá trị."

Hầu hết mọi người đều hiểu sai về từ "thành công", nó không chỉ là đơn thuần là giàu có, sở hữu một cơ sở kinh doanh lớn được vận hành tự động không cần có sự hiện diện của bạn. Mà thành công là từng bước đạt được những điều vừa nói ở trên, nhờ vậy chúng ta có thể trân trọng những điều này khi tạo lập và duy trì chúng.

Người tạo ra giá trị khuyến khích người khác sống đúng cách và làm đúng việc. Hãy sống một lối sống phù hợp với những giá trị về tôn giáo, triết lí và tinh thần. Người có giá trị phải luân lý, đạo đức, khuôn phép, chính trực, có nguyên tắc và thật thà. Để có được tất cả những điều đó, mỗi người trong chúng ta đều nên cố gắng phấn đấu đạt được.

5. Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm

Sự hiểu biết đến từ kinh nghiệm

"Thông tin không phải là hiểu biết. Nguồn hiểu biết duy nhất là kinh nghiệm."

Khi nhìn thấy người tài giỏi trong một tình huống nhất định, chúng ta thường kết luận người đó là người có kinh nghiệm. Không phải vì họ đọc nhiều hay có một thư viện lớn ngay ở nhà, mà bởi vì họ từng trải qua rất nhiều tình huống tương tự như vậy và đến giờ có được khối lượng kiến thức khổng lồ trong lĩnh vực đó.

Hãy quay trở lại mục 3, chúng ta nên cố gắng mắc sai lầm và trải nghiệm cảm giác không giải quyết được vấn đề như thế nào. Đó là cách chúng ta tích lũy kinh nghiệm.

6. Học các luật lệ và chơi tốt hơn

Học các luật lệ và chơi tốt hơn

"Bạn phải nắm rõ các luật lệ của trò chơi. Sau đó bạn sẽ chơi tốt hơn bất cứ ai."

Trong suốt cuộc đời, chúng ta sẽ được dạy về các luật lệ trò chơi. Dù có thích hay không, chúng ta vẫn bắt buộc phải học cách chơi theo luật. Ví dụ, luật của trò chơi trở thành người thành công là phải luôn kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm chẳng hạn. Nếu chúng ta học được cách kiên trì, bền bỉ và tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn người khác, chúng ta sẽ luôn đi trước mọi người một bước.

Điều này không có nghĩa là bạn phải cư xử giống tất cả mọi người hay phải làm những thứ giống hệt những người thành công làm. Khi hiểu biết đầy đủ về các quy tắc của trò chơi, bạn có khả năng chơi tốt hơn, thách thức cả luật chơi hay thậm chí là thay đổi nó.

7. Tưởng tượng là sức mạnh

Tưởng tượng là sức mạnh

"Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là hình ảnh nhìn thấy trước về những điều hấp dẫn sẽ đến trong cuộc đời. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả hiểu biết."

Khi đã hiểu rõ về các thuật ngữ "hiểu biết" và "kinh nghiệm", thì "tưởng tượng" là thứ giống như thế giới 3D trong đầu của chúng ta vậy. Mọi người thường cho rằng trí tưởng tượng có được từ hiểu biết, trải nghiệm và trên hết là từ việc đọc.

Đọc những thứ trong chuyên môn của chúng ta, ví dụ như về viết blog và SEO thì chẳng có gì không thể tưởng tượng hay thực hiện để giúp cho website có thể lan truyền rộng rãi.

Khả năng tưởng tượng chính là khả năng hình dung ra một bức tranh rõ ràng về tương lai của bạn, nó sẽ được phác họa ra khi bạn làm một việc cụ thể nào đó.

Một ví dụ đơn giản:

Khi chúng ta chơi đá bóng và bạn có bóng. Nếu bạn cố gắng rê bóng, sẽ có một vài khả năng có thể xảy ra. Khả năng xấu nhất là bạn làm mất bóng và có thể bị đối phương phản công, nhưng nếu bạn rê bóng thành công qua một cầu thủ thì bạn có thể chuyền bóng cho một đồng đội không bị kèm và rõ ràng trận đấu sẽ khởi đầu thuận lợi cho đội bạn.

Trí tưởng tượng thường phức tạp hơn điều này rất nhiều, khi cả một cuộc sống phía trước đang chờ chúng ta ra quyết định, nhưng cuộc sống lại được tạo nên bởi rất nhiều những lựa chọn nhỏ nhặt khác. Vậy tưởng tượng chính là công cụ tốt nhất để làm được những điều tốt hơn đó.

Tham khảo thêm một số bài viết khác:

Chúc các bạn vui vẻ!

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/toi-khong-co-tai-nang-gi-dac-biet-a74125.html