Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả

Ở giai đoạn đầu, bệnh ghẻ ngứa thường khó phát hiện, rất dễ bị nhầm là vết xước trên da. Do đó, việc hiểu rõ những triệu chứng đặc trưng khi bị ghẻ ngứa là rất quan trọng để bạn có thể can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả. Bệnh ghẻ ngứa rất dễ lây lan, đặc biệt là trong môi trường đông đúc, vì vậy bạn không nên chủ quan xem thường bệnh da liễu này.

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Bệnh ghẻ ngứa đã được phát hiện từ rất lâu nhưng phải sau hơn một thế kỷ người ta mới tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.

Theo đó, khi một người bị nhiễm loại ký sinh trùng da lớp thượng bì có tên gọi là Sarcoptes scabiei thì sẽ bị ghẻ ngứa. Loại ký sinh trùng này, qua kính hiển vi cho thấy hình dạng của chúng là bầu dục, có đường kính khoảng 0,3mm. Khi lớp thượng bì da chúng ta bị ký sinh trùng Sarcoptes scabiei xâm nhập, chúng sẽ nhanh chóng thực hiện việc đào hầm, đẻ trứng. Trứng sau 3 - 4 ngày sẽ nở thành ấu trùng rồi phát triển trưởng thành trong thời gian khoảng 21 - 24 ngày. Do đó, bệnh ghẻ ngứa thường có chu kỳ tái phát 3 tuần/lần.

Ghẻ ngứa là gì? Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả 1
Ghẻ ngứa gây khó chịu cho người bệnh đối với sinh hoạt hằng ngày

Bệnh ghẻ ngứa là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Những người sinh sống và làm việc chủ yếu tại những nơi nhà cửa chật hẹp, những vùng dân cư đông đúc, nơi mà môi trường lẫn nước sạch đều không đảm bảo điều kiện vệ sinh. Đặc biệt, khi những người này tiếp xúc trực tiếp với nhau, chẳng hạn như ngủ chung, mặc chung đồ, quan hệ tình dục,... càng khiến ghẻ ngứa có điều kiện lây lan dễ dội hơn.

Điều may mắn là bệnh ghẻ ngứa không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuy nhiên khi bị ghẻ ngứa người bệnh sẽ bị tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt thường ngày, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi gặp môi trường thuận lợi, bệnh càng hoành hành. Nếu người bệnh không chú ý giữ gìn vệ sinh cũng như không điều trị dứt điểm, bệnh ghẻ ngứa sẽ tái phát nhiều lần; đồng thời có thể đưa đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp,...

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh ghẻ ngứa

Khi bệnh ghẻ ngứa tấn công, người bệnh sẽ bị ngứa dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng khó chịu, ngứa ngáy này có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần. Các khu vực bị ảnh hưởng (thường bao gồm các kẽ hở, nếp gấp, lòng bàn tay, bàn chân và vùng sinh dục) sẽ xuất hiện những vết ghẻ đỏ, da bị bong vảy, thậm chí có vùng da có thể phát triển các nốt sần có vảy. Nếu người bệnh gãi mạnh, thường xuyên có thể khiến da bị tổn thương, lở loét.

Để nhận dạng bệnh ghẻ ngứa, người bệnh sẽ quan sát thấy các luống ghẻ hình sợi chỉ mảnh, dài không quá 10mm, rõ ràng nhất là những vị trí nếp gấp, cổ tay, khuỷu tay (nếu giai đoạn đầu của bệnh bạn sẽ rất khó phát hiện, có thể nhầm lẫn với hiện tượng da bị trầy xước). Bên cạnh đó, bề mặt da có mụn nước xuất hiện, nếu dùng đầu kim khều ra bạn sẽ thấy cái ghẻ bám trên đầu kim.

Tổn thương ghẻ biểu hiện theo nhiều cách khác nhau:

Mụn nước

Các mụn nước nằm rải rác ở những vị trí dễ bị ghẻ, như cổ tay, khuỷu tay và bàn chân (trẻ sơ sinh thường bị ở lòng bàn chân) là hiện tượng phổ biến. Ở nam giới, bệnh ghẻ ở dương vật đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng khác, chẳng hạn như bệnh giang mai.

Ghẻ ngứa là gì? Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả 2
Bệnh ghẻ ngứa lây lan nhưng có thể điều trị hoàn toàn

Nổi cục ở nách và háng

Bệnh ghẻ có thể gây ra sự hình thành các sẩn cục hoặc sẩn huyết thanh ở vùng nách và háng.

Nguy cơ bội nhiễm

Nếu bệnh nhân thường xuyên gãi những vùng bị ảnh hưởng bởi ghẻ có thể dẫn đến các đốm đen, mẩn đỏ và thậm chí là vết thương hở, làm tăng nguy cơ bội nhiễm, mụn mủ và chàm.

Loạn dưỡng móng

Bệnh ghẻ có thể dẫn đến loạn dưỡng móng và ảnh hưởng đến vùng da xung quanh, ngay cả khi không phải lúc nào cũng ngứa.

Bệnh ghẻ ngứa tuy khiến bạn phiền toái và khó chịu nhưng bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Chỉ cần bạn phát hiện sớm và thăm khám, bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó kê đơn thuốc phù hợp. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm kem bôi, thuốc nước hoặc thuốc uống có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng một cách hiệu quả, giúp giảm ngứa và cải thiện cảm giác khó chịu do bệnh gây ra.

Hướng dẫn cách trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả, an toàn

Như đã nói bên trên, bệnh ghẻ không khó để điều trị. Dưới đây là một số cách trị ghẻ ngứa tại nhà bạn có thể áp dụng ngay để giúp bệnh mau khỏi:

Điều trị những người bị ảnh hưởng

Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, vì vậy điều quan trọng là phải điều trị kịp thời cho tất cả các thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần gũi có các triệu chứng như ngứa. Việc xác định và điều trị những người nguy cơ mang mầm bệnh sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Tham khảo bác sĩ chuyên khoa

Việc sử dụng thuốc đúng cách là chìa khóa để điều trị bệnh ghẻ. Bác sĩ da liễu sẽ hướng dẫn, đảm bảo bạn sử dụng đúng các phương pháp điều trị được chỉ định, tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Ghẻ ngứa là gì? Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả 3
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về phương pháp chữa trị để tránh tình trạng bị tái nhiễm

Duy trì vệ sinh sạch sẽ

Thường xuyên giặt sạch quần áo và đồ dùng cá nhân là điều cơ bản để ngăn ngừa sự tái nhiễm của bệnh ghẻ ngứa. Bên cạnh đó, rửa kỹ và khử trùng các vật dụng tiếp xúc với da cũng là một trong những cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản mà hiệu quả, ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng

Dùng thuốc

Một số loại thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh ghẻ:

Tại Việt Nam, các phương pháp điều trị như kem crotamiton và dung dịch DEP được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó, người bị ghẻ ngứa có thể dùng kháng sinh corticosteroid để kiểm soát cơn ngứa cũng như làm giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh ghẻ.

Ghẻ ngứa là gì? Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả 4
Đa phần người bệnh thường tự tìm cách trị ghẻ ngứa tại nhà

Phòng ngừa bệnh ghẻ ngứa

Để ngăn ngừa bệnh ghẻ ngứa xuất hiện, bạn cần kết hợp giữa thực hành vệ sinh tốt và lựa chọn lối sống có ý thức. Cụ thể:

Vệ sinh tay

Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước bữa ăn có thể loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giảm nguy cơ lây truyền bệnh ghẻ.

Tránh nước bị ô nhiễm

Tránh xa các nguồn nước có thể chứa vi khuẩn có hại. Đây là cách để bảo vệ sức khỏe và tinh thần của bạn.

Tắm thường xuyên

Tắm thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, có thể ngăn ngừa tình trạng viêm da, ghẻ lở. Nhớ thường xuyên làm sạch mồ hôi và bụi bẩn để duy trì làn da khỏe mạnh.

Không gian sống sạch sẽ

Thường xuyên giặt các vật dụng như mùng, chăn, chiếu và gối sẽ loại bỏ môi trường sống tiềm ẩn của ký sinh trùng, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Ghẻ ngứa là gì? Hướng dẫn những cách trị ghẻ ngứa tại nhà an toàn, hiệu quả 5
Giữ gìn vệ sinh môi trường sống là bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

Tiêu thụ thực phẩm nấu chín, đồ uống đun sôi và thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cũng như tăng cường khả năng chống lại bệnh ghẻ ngứa lẫn các bệnh nhiễm trùng khác của cơ thể.

Không dùng chung vật dụng cá nhân

Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm hoặc quần áo vì bệnh ghẻ ngứa có thể lây lan qua những vật dụng này. Thực hành vệ sinh cá nhân và sử dụng các vật dụng riêng biệt để ngăn ngừa lây truyền.

Sản phẩm thân thiện với da

Tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho da, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Hãy lựa chọn những sản phẩm nhẹ nhàng, thân thiện với làn da để duy trì hàng rào tự nhiên cho làn da của bạn.

Tóm lại, bệnh ghẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị một cách hiệu quả. Với những cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản mà hiệu quả được hướng dẫn trong bài, hy vọng bạn có thể áp dụng để bảo vệ làn da và sức khỏe của mình. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là khi bị ghẻ ngứa. Nếu ai đó trong gia đình bạn được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ ngứa, điều quan trọng là mọi người phải được điều trị đồng thời để ngăn ngừa tái nhiễm.

Xem thêm: Mách bạn 6 loại lá cây tắm trị ghẻ ngứa an toàn, hiệu quả

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/cach-tri-ghe-tren-dau-tai-nha-a74420.html