[Tâm Lý] Nên Làm Gì Khi Không Muốn Làm Gì? - YBOX

Ai trong chúng ta cũng đều đã từng trải qua cảm giác đôi khi mất đi động lực để thực hiện việc gì. Những ngày ấy, bạn thường mệt mỏi, bực tức, hay chỉ muốn níu kéo nguồn vui từ những thứ bạn yêu thích.

Những chu kỳ cảm xúc này xảy đến với chúng ta là điều hoàn toàn bình thường. Chỉ là bạn đang trong giai đoạn căng thẳng hoặc đang cố cân bằng mọi thứ trong cuộc sống. Những xúc cảm này là tạm thời, và thường thì không có gì nghiêm trọng. Chúng nhắc nhở bạn nên dừng lại một chút, nghỉ ngơi, để đầu óc và cơ thể mình được thư giãn.

Mặt khác, nếu những suy nghĩ ‘không muốn làm gì” này cứ liên tục xuất hiện thì đây có thể là triệu chứng cho những bệnh lý nghiêm trọng như trầm cảm hoặc một vài loại bệnh rối loạn cảm xúc khác. Hãy đi tư vấn bác sĩ nếu bạn đang gặp tình trạng: dần mất đi niềm vui hay trở nên thờ ơ với nhiều thứ trong cuộc sống.

Còn nếu đó chỉ là những trạng thái cảm xúc bất chợt, bài viết này sẽ chỉ ra các cách có thể giúp bạn lấy lại năng lượng và động lực nhé!

1. Nghỉ ngơi

Không muốn làm bất cứ thứ gì là dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng hoặc cạn kiệt. Đôi khi việc thư giãn và dành chút thời gian chăm sóc cho bản thân là điều tốt nhất bạn có thể làm.

Tưởng tượng bạn dành cho mình một “ngày sức khỏe tinh thần” - ngày mà bạn buông bỏ đi mọi hoài bão mà trước giờ bạn ao ước thực hiện được. Thay vào đó, hãy tập trung nghĩ về thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái và được “phục hồi”.

Cho phép bản thân chìm vào một giấc ngủ trưa hay nằm ườn trong chiếc chăn ấm áp và cuốn sách bạn yêu thích. Quan trọng là khi bạn dành thời gian này để thực sự thư giãn - cả đầu óc lẫn cơ thể.

"Những việc chăm sóc bản thân đơn giản; ví dụ như tắm rửa sạch sẽ, làm vài động tác giãn cơ, uống một cốc nước; có thể đưa bạn trở lại trạng thái cảm xúc bình thường của cuộc sống."

[Tâm Lý] Nên Làm Gì Khi Không Muốn Làm Gì? - YBOX

2. Đối đãi tốt với bản thân

Sự yêu thương bản thân không đơn giản chỉ là đối tốt với bản thân. Ngoài ra, bạn cần hiểu rằng những trải nghiệm đẹp đẽ hay tệ hại mà bạn đang có đều là một phần của con người và nhận thức của bất kỳ ai.

Dành một chút tình thương và sự quan tâm đến bản thân mình có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe tinh thần. Nhiều bài nghiên cứu cho rằng, khi con người dành tình thương yêu cho bản thân họ, điều đó sẽ giảm bớt căng thẳng tiêu cực, hạn chế trầm cảm và lo âu, cũng như các phiền muộn tâm lý nói chung.

Vì vậy nếu bạn đang có những ngày thực sự không muốn đụng đến thứ gì thì hãy thương bản thân mình một chút nhé. Chấp nhận sự trì hoãn đó, chấp nhận bản thân và cho phép chúng ta không gian, thời gian cũng như những thứ bạn cần.

"Dành chút sự yêu thương cho bản thân có thể nâng cao động lực mỗi khi đối đầu với những thử thách mới.”

3. Đi dạo

Đi dạo bao gồm nhiều lợi ích của việc tập thể dục và dành thời gian ngoài trời. Tập luyện được cho là rất hiệu quả, cả trong quá trình điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng của trầm cảm.

Nhiều bài nghiên cứu chỉ ra rằng việc dành nhiều thời gian ngoài trời có vô vàn các lợi ích liên quan đến sức khỏe tâm lý. Được đề cập trong một bài nghiên cứu năm 2019, việc hòa hợp với thiên nhiên giúp chúng ta nâng cao thể trạng cũng như tâm trạng, đồng thời có thêm nhiều niềm vui và các mối quan hệ xã hội tích cực.

Vì vậy, nếu như bạn đang phải vật lộn với tâm trạng uể oải và chán chường, ra ngoài đi dạo một vòng sẽ khiến bạn thấy tốt hơn, dù chỉ đơn giản là đi quanh quẩn khu nhà hay lang thang trên con đường mòn gần đó.

[Tâm Lý] Nên Làm Gì Khi Không Muốn Làm Gì? - YBOX

4. Tâm sự với ai đó

Tìm một ai đó để tâm sự khi bạn đang “tuột mood” cũng là một giải pháp để thoát ra khỏi chiếc lồng tẻ nhạt đang trói buộc bạn. Vào lúc này hãy nghĩ về người mà có thể hiểu và chịu đựng bạn.

Ai là người có thể biết được bạn đang nghĩ gì? Bạn đang tìm kiếm người có thể lắng nghe mình hay người có thể truyền cảm hứng và cổ vũ bạn?

Nếu bạn không có tâm trạng để đi chơi với bạn bè hoặc không tìm thấy ai, cứ thỉnh thoảng bước ra ngoài và đi đến nơi nào có người cũng có thể giúp ích.

“Tận hưởng một ly cà phê trong một cửa tiệm đông đúc, mỉm cười với ai đó ở cửa hàng, nói lời chào với hàng xóm xung quanh là những cách giao tiếp đơn giản nhưng có thể thay đổi tâm trạng của bạn.”

5. Lên kế hoạch cho việc gì đó

Ngay khi đọc bài viết này mà bạn không có động lực để làm việc, điều đó không có nghĩa là bạn dừng việc lên kế hoạch cho thứ bạn muốn trong tương lai. Nhiều bài báo cho rằng việc liên kết những dữ liệu hình ảnh hay minh họa về điều bạn muốn làm sẽ cung cấp thêm động lực, niềm vui mong đợi và kết quả dự đoán được từ các mục tiêu đã đề ra.

Làm những việc như là lên kế hoạch một chuyến đi hoặc nhiều hoạt động khác cũng đem lại sự hào hứng và trông mong về nó. Hãy nghĩ đến một dự án hoặc một mục tiêu trong tương lai, rồi hình dung về kết quả, quá trình thực hiện, thậm chí bạn có thể vẽ cả khung cảm xúc để tạo cảm hứng.

6. Bắt đầu từ những điều nhỏ bé

Khi bạn đang cần năng lượng cho việc gì, bắt đầu chúng thường là việc khó khăn nhất. Hãy khởi đầu bằng những việc nhỏ để thoát khỏi tâm trạng chán chường này nhé!

Thay vì bị ngộp thở bởi cả “núi” công việc cần làm, bạn nên chọn một việc gì đó mà bản thân có thể làm - và thực hiện. Sau đây là những việc đơn giản mà bạn có thể thử:

Làm việc nhà có thể nhàm chán, nhưng những việc đơn giản nhất này cũng có thể khiến bạn cảm thấy quá sức nếu bạn cứ để chồng chất chúng. Chọn việc nhỏ, rồi khởi động. Một khi bạn đã hoàn thành đống công việc nhặt ấy, bạn sẽ nghĩ rằng làm thêm một việc nữa cũng không còn là vấn đề.

“Cả khi bạn không muốn thử sức tiếp sau khi xong một việc thì sao? Không sao cả! Cứ cho phép bản thân một ít thời gian rồi làm thứ bạn có thể, khi bạn có thể.”

7. Viết nhật ký

Khi bạn đang chật vật với mớ cảm xúc của mình, viết chúng ra cũng giúp ích cho bạn. Nhiều bài nghiên cứu cho rằng viết nhật ký là một cách rất hiệu quả cho sức khỏe tinh thần của mỗi người.

Phương pháp này cũng được xem như là “cách viết diễn đạt” hay “liệu pháp viết”, nó có thể giúp giảm huyết áp, làm bớt đi các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

“Dành thời gian viết nhật ký là cách để suy ngẫm về những cảm xúc của bạn và lý do hình thành những cảm xúc đó.”

[Tâm Lý] Nên Làm Gì Khi Không Muốn Làm Gì? - YBOX

8. Tìm thứ gì thích hợp với bạn

Nếu những đề xuất trên vẫn chưa thực sự giúp ích cho bạn, hãy tìm một thứ thích hợp cho hoàn cảnh và cảm xúc của bạn. Một vài liệu pháp dưới đây có thể truyền cho bạn cảm hứng trong những ngày bạn chán không muốn làm gì:

Còn khi bạn đã thử hết những phương pháp trên mà vẫn thấy chán chường, vô vị, đây là lúc bạn nên cân nhắc việc những vấn đề của bạn có đang trở nên nghiêm trọng.

9. Truy xét những triệu chứng

Nếu tình trạng này liên tục kéo dài và tác động nhiều triệu chứng khác thì đây có lẽ là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

Hãy tìm đến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để giúp đỡ, họ có thể đưa ra giải pháp, phương pháp thiền, những thay đổi trong cuộc sống hoặc các phương pháp khác.

Lời cuối

Những ngày bạn cảm thấy không muốn làm gì, hãy nhìn lại bản thân để chắc chắn rằng bạn tìm thấy thứ bản thân cần để trở nên ổn định. Đôi khi cảm xúc này xảy đến là do những cơn giận, cơn đói, khát hay thậm chí chỉ là sự tù túng, ngột ngạt trong nhà.

Hãy lưu ý đến trạng thái hiện tại của bạn và chú tâm cả những nhu cầu cấp thiết cho thể trạng lẫn tinh thần. Bằng việc từng bước để thay đổi tâm trạng và chăm sóc bản thân, bạn có thể tìm lại được nguồn động lực, niềm vui và cảm hứng.

-

Dịch giả: Thu Mai

Biên tập:

Minh họa: Thu Mai

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/khong-muon-lam-gi-a74726.html