Kỹ sư phần mềm: Công việc, Mức lương và Lộ trình thăng tiến

Kỹ sư phần mềm là vị trí hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy Kỹ sư phần mềm là gì? Chức năng nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm ra sao? Đâu là lộ trình thăng tiến dành cho kỹ sư phần mềm? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để hiểu rõ hơn về tiềm năng và cơ hội việc làm của vị trí này nhé. MỤC LỤC 1- Vị trí kỹ sư phần mềm là gì? 2- Chức năng nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm 2.1- Chức năng của Kỹ sư phần mềm 2.2- Nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm 3- Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phần mềm 4- Cơ hội việc làm dành cho kỹ sư phần mềm

1- Vị trí kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm là một trong những vị trí công việc điển hình trong ngành công nghệ thông tin. Vị trí này có tên gọi tiếng Anh là Software Engineer.

Với vốn kiến thức chuyên môn vững chắc về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm và hệ điều hành máy tính, các Kỹ sư phần mềm có thể tạo ra và phát triển các sản phẩm phần mềm đa dạng hoặc các hệ thống với nhiều tính năng vượt trội.

Để tạo nên những sản phẩm hữu ích, có giá trị thực tiễn cho khách hàng, Kỹ sư phần mềm sẽ phải phân tích nhu cầu người dùng, cân đối nguồn lực công ty, hình thành ý tưởng thiết kế và tiến hành thực hiện. Kết quả nhận được chính là một giải pháp phần mềm có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, Kỹ sư phần mềm cũng vận dụng những kiến thức họ có về kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế để kiểm tra, đánh giá các phần mềm do họ hoặc người khác tạo ra. Sau khi kiểm tra phần mềm, họ có trách nhiệm duy trì độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống phần mềm.

Vì một số lý do mà nhiều người thường nhầm lẫn giữa Kỹ sư lập trình và Lập trình viên. Tuy nhiên hai vị trí này khác nhau hoàn toàn về bản chất. Nếu như Kỹ sư phần mềm đảm đương việc thiết kế và xây dựng nên một phần mềm hay hệ thống máy tính thì Lập trình viên chịu trách nhiệm “mã hoá” các công đoạn phát triển phần mềm. Nói đơn giản thì Lập trình viên chỉ viết code còn Kỹ sư phần mềm phải làm rất nhiều công việc khác nhau. chức năng nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm >>>> Xem thêm: Kỹ sư phần mềm và những thách thức khi làm nghề

2- Chức năng nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm

2.1- Chức năng của Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm được biết đến là những chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin. Họ sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu về công nghệ và thành thạo các kỹ năng quan trọng như quản lý, giao tiếp, tổ chức công việc, làm việc nhóm,…

Chính những yếu tố kể trên đã giúp họ hoàn thành các chức năng quan trọng của một Kỹ sư phần mềm, bao gồm phân tích, thiết kế, phát triển, đánh giá, kiểm thử và bảo trì các hệ thống máy tính hoặc bất cứ ứng dụng, chương trình phần mềm nào.

Quá trình phát triển, kiểm tra phần mềm thường đòi hỏi cao sự tư duy logic ở Kỹ sư phần mềm. Bất cứ một sai sót nhỏ nào cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng nên ngay từ đầu họ đã phải xây dựng một cấu trúc rõ ràng. Bằng cách này, họ có thể rà soát liên tục trong quá trình triển khai, phát triển phần mềm để kịp thời phát hiện vấn đề.

Đồng thời, Kỹ sư phần mềm cũng cần liên tục đặt ra các câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra các ý tưởng của mình nhiều lần. Từ đó họ có thể xây dựng nên những phiên bản phần mềm tốt nhất và cải thiện chúng ngày một tốt hơn.

2.2- Nhiệm vụ của Kỹ sư phần mềm

Tùy thuộc vào từng công ty mà Kỹ sư phần mềm sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ chính mà kỹ sư nào cũng phải thực hiện:

- Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra phương án phát triển hoặc nâng cấp sản phẩm phù hợp.

- Phát triển lưu đồ, bố cục và các tài liệu liên quan để xác định các yêu cầu và giải pháp phát triển phần mềm.

- Phân tích lợi nhuận, cấu trúc và dự tính kinh phí để tạo nên thiết kế tối ưu nhất cho ứng dụng.

- Thiết kế, cài đặt cấu hình phù hợp với việc lưu trữ hoặc di chuyển dữ liệu khi cần thiết.

- Soạn thảo tài liệu, hướng dẫn sử dụng cho người dùng và đối tác.

- Kiểm thử phần mềm, thu thập phản hồi từ tester để sửa chữa và khắc phục những lỗi hiện hữu.

- Hỗ trợ việc phát hành và quảng bá sản phẩm, đồng thời tiến hành thu thập, phân tích dữ liệu thị trường để cho ra đời các phiên bản tốt hơn của sản phẩm.

- Thực hiện công tác bảo trì, nâng cấp hệ thống. lộ trình thăng tiến của kỹ sư phần mềm

3- Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư phần mềm

Có một lộ trình sự nghiệp rõ ràng luôn là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Với Kỹ sư phần mềm cũng vậy. Để có thể thăng tiến và thành công trong sự nghiệp, bạn cũng cần xác định cho mình hướng đi và con đường cụ thể.

Nhiều người sẽ nghĩ thăng tiến với Kỹ sư phần mềm sẽ là trở thành một nhà quản lý, trưởng phòng hay giám đốc. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Thực ra, trở thành một nhà quản lý chỉ là một trong những hướng phát triển sự nghiệp của Kỹ sư phần mềm. Ngoài hướng phát triển này, bạn còn có thể theo đuổi con đường trở thành những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Những chuyên gia này thường được biết đến với tên gọi Principal Engineer.

Về cơ bản, lộ trình sự nghiệp của Kỹ sư phần mềm sẽ như sau:

+ Level 1: Software Engineer Intern hoặc Junior Software Engineer

Đây là cấp độ phù hợp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc sinh viên sắp ra trường. Ở vị trí này bạn sẽ đảm nhận những công việc với quy mô nhỏ, dưới sự hướng dẫn của những Kỹ sư phần mềm có nhiều kinh nghiệm.

Qua quá trình thực hiện công việc bạn sẽ hiểu rõ hơn quy trình làm việc trong team và có thể hiểu được các tính năng, mô tả của sản phẩm. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt giúp bạn cải thiện và nâng cao các kỹ năng.

+ Level 2: Software Engineer

Thông thường, sau 1 năm làm việc bạn sẽ cất nhắc lên vị trí này. Lúc này bạn đã có thể đảm nhận những công việc ở cấp độ trung bình và có đủ năng lực hướng dẫn cho những bạn Software Engineer Intern hoặc Junior Software Engineer khác.

+ Level 3: Senior Software Engineer

Tại cấp độ này, bạn thường có từ 3 năm kinh nghiệm làm việc trở lên, có chuyên môn vững vàng, khả năng lãnh đạo tốt và đã có thể dẫn dắt, hướng dẫn công việc cho một nhóm các Software Engineer.

Sau khi lên đến level 3, bạn sẽ có hai hướng để phát triển.

+ Thứ nhất, trở thành một chuyên gia trong ngành, lộ trình của bạn sẽ như sau: level 4 (Staff Engineer) => level 5 (Senior Staff Engineer) => level 6 (Principal Engineer).

+ Thứ hai, trở thành một nhà quản lý, lộ trình sự nghiệp của bạn sẽ như sau: level 4 (Engineering Manager) => level 5 (Director of Engineering) => level 6 (Vice President of Engineering).

Để có lựa chọn phương hướng phát triển phù hợp, khi lên đến level 3 bạn nên cân nhắc xem bạn muốn tiếp tục khám phá thêm những khía cạnh mới trong lĩnh vực phát triển phần mềm và trở thành một chuyên gia hàng đầu hay bạn mong muốn trở thành một nhà quản lý tài ba.

Tại mỗi level, Kỹ sư phần mềm đều được đánh giá dựa trên chuyên môn, kỹ năng họ sở hữu để biết được năng lực của họ. Đồng thời mức lương họ nhận được cũng tương xứng với cấp độ công việc họ đảm nhận. cơ hội việc làm dành cho kỹ sư phần mềm >>>> Xem thêm: Software Engineer là gì? Tìm hiểu về nghề kỹ thuật phần mềm

4- Cơ hội việc làm dành cho kỹ sư phần mềm

Cho đến hiện tại, sức nóng của ngành Công nghệ thông tin (IT) vẫn chưa thuyên giảm. Trong đó vị trí Kỹ sư phần mềm luôn được đánh giá rất cao và là một trong những nghề không chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế.

Các số liệu báo cáo cũng cho thấy, số lượng Kỹ sư phần mềm trên thế giới vào khoảng 26,9 triệu trong năm 2021, nhưng sẽ tăng lên 28,7 triệu vào năm 2024. Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư phần mềm cũng gia tăng liên tục. Trong đó, năm 2021 tăng đến 500.000 người, các năm trước là 400.000 người.

Có thể thấy, cơ hội việc làm Kỹ sư phần mềm hiện rất lớn. Những bạn theo nghề này có thể làm việc tại các công ty phát triển phần mềm, công ty phát triển game hoặc các công ty tư vấn và thiết kế giải pháp công nghệ.

Ngoài các công ty công nghệ, Kỹ sư phần mềm còn có thể làm việc tại các công ty thuộc các lĩnh vực khác. Bởi vì rất nhiều công ty có nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý để phục vụ công tác vận hành doanh nghiệp.

Nếu không muốn làm việc tại các công ty, bạn có thể tiếp tục học lên cao để lấy bằng thạc sỹ và trở thành giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học.

Bên cạnh cơ hội việc làm thì thu nhập của Kỹ sư phần mềm cũng rất hấp dẫn. Tại Việt Nam, mức lương của Kỹ sư phần mềm vào khoảng 1.000 - 1.500 USD/tháng. Các vị trí giám sát có lương từ 3.000 - 4.000 USD/tháng. Thậm chí, những Kỹ sư chỉ viết các chương trình phần mềm đơn giản cũng có thể đạt mức thu nhập từ 800 - 900 USD/tháng hoặc 1.200 USD/tháng.

Trên đây là một số thông tin về Kỹ sư phần mềm mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về công việc cũng như lộ trình thăng tiến dành cho kỹ sư phần mềm. Nếu muốn tìm việc làm Kỹ sư phần mềm lương cao, bạn có thể truy cập vào HRchannels.com để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/ky-su-phan-mem-lam-gi-a74797.html