Kinh nguyệt ra nhiều: Những điều cần biết

Kinh nguyệt ra nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bệnh lý phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực tế, có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này. Do đó, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi và quan sát các dấu hiệu bất thường để sớm đi khám phụ khoa và can thiệp khi cần thiết.

1. Kinh nguyệt ra nhiều có dấu hiệu đặc trứng như thế nào?

Rất khó để xác định chính xác kinh nguyệt ra nhiều là gì vì chúng khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Có thể tình trạng này là bình thường ở một số người nhưng có thể là sự bất thường ở người khác. Hầu hết phụ nữ sẽ mất ít hơn 80ml trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trung bình là khoảng 50 - 80ml. Theo đó, chảy máu kinh nguyệt nhiều được định nghĩa là mất từ 80ml máu trở lên trong mỗi kỳ kinh, hoặc có kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc cả hai yếu tố này cùng xảy ra.

Thông thường không cần thiết phải đo lượng máu kinh. Hầu hết phụ nữ đều biết lượng máu chảy ra bao nhiêu là bình thường trong kỳ kinh nguyệt của họ và có thể biết khi nào chảy ra quá nhiều máu.

Một số dấu hiệu đơn giản giúp bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt ra nhiều đó là:

Mặc dù vậy, đôi khi bạn có thể cảm thấy như máu ra nhiều hơn, nhưng tổng lượng máu bị mất trong một thời kỳ thường là khoảng 60 ml (khoảng 2,7 ounce). Với tốc độ chảy máu như vậy, phải mất khoảng bốn giờ để băng vệ sinh hoặc miếng lót thông thường ngấm hoàn toàn. Nhưng đây chỉ là mức trung bình: lượng kinh nguyệt nhiều hơn vào một số ngày so với những ngày khác.

Các bác sĩ coi một phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều nếu người phụ nữ thường xuyên mất hơn 80 ml máu trong một kỳ kinh nguyệt. Việc mất nhiều máu đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc không, tùy thuộc vào thể chất chung và các yếu tố cá nhân khác.

Kinh nguyệt ra nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe do mất máu nhiều

2. Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều?

Một số phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều ngay từ khi bắt đầu có kinh. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, kinh nguyệt chỉ bắt đầu trở nên nặng hơn sau đó, chẳng hạn như sau khi sinh con hoặc sau khi sử dụng vòng tránh thai, thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như trong thời kỳ mãn kinh, cũng có thể đóng một vai trò nào đó gây ra tình trạng này.

Nguyên nhân phổ biến nhất của kinh nguyệt ra nhiều là do tử cung không thể co bóp đúng cách. Các cơn co thắt của tử cung thường giúp làm bong lớp niêm mạc của tử cung và đảm bảo rằng máu không kéo dài quá lâu.

Các cơ của tử cung bị ngăn cản không cho co bóp đúng cách nếu các khối u lành tính lớn hơn như u xơ hoặc polyp cản đường. Polyp phát triển trong niêm mạc tử cung, trong khi u xơ phát triển trong lớp cơ của nó. Ngoài ra, vòng tránh thai cũng có thể cản trở các cơ của tử cung.

Dải mô sẹo trong tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra kinh nguyệt nhiều và viêm nhiễm trong tử cung hoặc ống dẫn trứng. Những mô sẹo này có thể xuất hiện từ khi sinh ra, hoặc chúng có thể do phẫu thuật hoặc lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng gây ra. Các khối u ác tính như ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung hiếm khi là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ra nhiều.

Trong một số ít trường hợp, các tình trạng bệnh lý khác như rối loạn nội tiết tố, rối loạn đông máu hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến tim, thận, tuyến giáp hoặc gan cũng có thể gây ra kinh nguyệt nhiều.

Trong một số trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Khoảng một nửa số phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều, không tìm thấy nguyên nhân cơ bản. Nhưng có một số điều kiện và một số phương pháp điều trị có thể gây ra máu kinh nhiều. Bên cạnh đó, một số tình trạng của tử cung và buồng trứng có thể khiến chu kỳ kinh kéo dài và chảy nhiều máu, bao gồm:

Polyp tử cung: là một nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều

Các điều kiện khác có thể gây ra kinh nguyệt ra nhiều bao gồm:

Các phương pháp điều trị y tế đôi khi có thể gây ra kinh nguyệt ra nhiều bao gồm:

XEM THÊM: Thế nào được gọi là rong kinh? Rong kinh có cảnh báo bệnh gì không?

3. Kinh nguyệt ra nhiều, khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác chuyên khoa phụ sản nếu:

Bác sĩ chuyên khoa sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, bất kỳ thay đổi nào đối với kỳ kinh và bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn có như chảy máu giữa kỳ kinh hoặc đau bụng kinh.

Tất cả phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều nên được làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn khám sức khỏe hoặc đề nghị bạn làm các xét nghiệm khác để cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị kinh nguyệt ra nhiều. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

Nội soi tử cung có thể được chỉ định để chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt ra nhiều

4. Điều trị kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh kéo dài

Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho tình trạng kinh nguyệt ra nhiều. Việc lựa chọn biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, sức khỏe chung, nguyên nhân cơ bản dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều, bạn muốn có con ở thời điểm hiện tại và trong tương lai...

Theo đó, bạn nên thảo luận về lợi ích và rủi ro của các phương pháp điều trị khác nhau với bác sĩ, bao gồm bất kỳ tác động nào đến khả năng sinh sản trong tương lai từ một số phương pháp điều trị.

4.1. Hệ thống trong tử cung (IUS)

Hệ thống phóng thích trong tử cung giải phóng levonorgestrel (IUS) là một thiết bị nhỏ bằng nhựa được bác sĩ đưa vào tử cung của bạn. Nó từ từ tiết ra một loại hormone gọi là progestogen.

Thiết bị này ngăn cản niêm mạc tử cung phát triển nhanh chóng và cũng là một biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, phương pháp này không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn sau khi bạn ngừng sử dụng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng IUS bao gồm:

IUS thường là phương pháp điều trị đầu tiên được ưu tiên cho những phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều, nhưng có thể mất ít nhất 6 kỳ kinh để bạn bắt đầu thấy được hiệu quả.

4.2. Axit tranexamic

Bạn có thể được kê đơn thuốc viên axit tranexamic nếu phương pháp IUS không phù hợp hoặc bạn đang chờ xét nghiệm thêm hoặc điều trị khác. Thuốc viên axit tranexamic hoạt động bằng cách giúp máu trong tử cung của bạn đông lại. Viên nén axit tranexamic thường được dùng 3 lần một ngày trong tối đa 4 ngày. Bạn bắt đầu uống thuốc ngay khi bắt đầu có kinh.

Viên axit tranexamic không phải là một hình thức tránh thai và chúng cũng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn. Nếu cần thiết, có thể kết hợp axit tranexamic với thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc axit tranexamic bao gồm:

Thuốc Axit tranexamic có thể gây nên tình trạng tiêu chảy

4.3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được sử dụng để điều trị kinh nguyệt ra nhiều nếu phương pháp IUS không phù hợp hoặc nếu bạn đang chờ xét nghiệm thêm hoặc điều trị khác. Thuốc được dùng ở dạng viên từ khi bắt đầu hoặc ngay trước kỳ kinh nguyệt, cho đến khi ngừng chảy máu nhiều. Các loại thuốc NSAID được sử dụng để điều trị chảy máu kinh nguyệt nhiều bao gồm:

Thuốc chống viêm không steroid hoạt động bằng cách làm giảm cơ thể sản xuất một chất giống như hormone gọi là prostaglandin, có liên quan đến kinh nguyệt kéo dài. Đồng thời, thuốc cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, các loại thuốc này không phải là một hình thức tránh thai.

Bạn có thể tiếp tục dùng thuốc chống viêm không steroid trong một thời gian nếu chúng làm cho tình trạng chảy máu của bạn bớt nặng hơn và không gây ra tác dụng phụ đáng kể. Đảm bảo rằng bạn không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo hàng ngày được ghi trên bao bì.

4.4. Viên uống tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai kết hợp có thể được sử dụng để điều trị kinh nguyệt ra nhiều, bởi nó chứa các hormone estrogen và progestogen.

Lợi ích của việc sử dụng thuốc tránh thai kết hợp như một phương pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều là chúng cung cấp một hình thức tránh thai dễ đảo ngược hơn IUS. Chúng cũng có lợi ích trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

Thuốc tránh thai kết hợp hoạt động bằng cách ngăn buồng trứng phóng thích trứng mỗi tháng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất thì bạn phải dùng đúng cách.Các tác dụng phụ thường gặp của viên uống tránh thai kết hợp bao gồm:

Nữ giới nên uống tránh thai kết hợp để điều trị kinh nguyệt ra nhiều, chu kỳ kinh kéo dài

4.5. Progestogens theo chu kỳ

Nếu các phương pháp điều trị khác không cải thiện, bạn có thể được cung cấp một loại thuốc gọi là progestogen theo chu kỳ. Nó được dùng ở dạng viên cho một phần của chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách dùng thuốc và đây không phải là một hình thức tránh thai hiệu quả và có thể có các tác dụng phụ khó chịu, bao gồm căng ngực và chảy máu giữa các kỳ kinh

4.6. Cắt bỏ nội mạc tử cung

Cắt bỏ nội mạc tử cung bao gồm làm mỏng, loại bỏ hoặc phá hủy niêm mạc tử cung. Nó có thể làm giảm kỳ kinh của bạn hoặc chấm dứt kinh nguyệt, tùy thuộc vào lượng niêm mạc tử cung còn lại của bạn.

Các kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng để cắt bỏ nội mạc tử cung, bao gồm:

Các kỹ thuật này có thể được thực hiện dưới gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Quá trình này diễn ra khá nhanh chóng và bạn thường có thể về nhà ngay trong ngày. Thực tế, bạn có thể bị chảy máu âm đạo như kỳ kinh nguyệt trong vài ngày sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung. Một số phụ nữ có thể ra máu trong 3 hoặc 4 tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị chuột rút ở bụng, giống như đau bụng kinh, trong một hoặc 2 ngày sau thủ thuật. Chúng có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen .

Một số phụ nữ cho biết họ bị đau dữ dội hơn hoặc kéo dài hơn sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung. Trong trường hợp này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có thể được kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn.

Không chắc bạn sẽ có thể mang thai sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung. Nhưng nếu nếu thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ tăng nguy cơ sảy thai hoặc các biến chứng khác. Vì thế, thủ thuật này không được khuyến khích nếu bạn vẫn muốn có con. Đôi khi, cắt bỏ nội mạc tử cung không làm kinh nguyệt nhẹ đi, hoặc kinh nguyệt ra nhiều có thể trở lại. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể được đề nghị điều trị lặp lại.

4.7. Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE)

Nếu kinh nguyệt ra nhiều là do u xơ tử cung, thuyên tắc động mạch tử cung (UAE) có thể là một lựa chọn. Điều này liên quan đến việc chặn các mạch máu cung cấp cho các khối u xơ, khiến chúng co lại.

Dưới hướng dẫn của tia X, một ống nhỏ được đưa vào mạch máu lớn ở đùi của bạn. Sau đó các hạt nhỏ được tiêm qua ống để chặn các động mạch cung cấp máu cho khối u xơ.

Phương pháp thuyên tắc động mạch tử cung

4.8. Cắt u xơ tử cung

Cắt bỏ u xơ tử cung là một lựa chọn điều trị khác cho những trường hợp kinh nguyệt ra nhiều do u xơ tử cung. Nó liên quan đến phẫu thuật để loại bỏ u xơ khỏi thành tử cung của bạn.

4.9. Cắt tử cung

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ ngăn chặn kinh nguyệt hoàn toàn, và phương pháp này chỉ nên được xem xét sau khi lựa chọn khác đã được thử nghiệm hoặc thảo luận. Theo đó, thời gian phẫu thuật và hồi phục lâu hơn so với các loại phẫu thuật khác điều trị kinh nguyệt ra nhiều. Một nhược điểm lớn là bạn sẽ không thể mang thai sau khi cắt bỏ tử cung.

Cắt bỏ tử cung chỉ được sử dụng để điều trị kinh nguyệt ra nhiều sau khi đã thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa của bạn về những lợi ích và bất lợi của thủ thuật này.

Nhiều người khi có hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều thường tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này không những không mang lại hiệu quả cao, mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều ở mỗi phụ nữ có biểu hiện khác nhau, do các nguyên nhân khác nhau. Theo đó, việc điều trị bệnh và sử dụng thuốc cần dựa trên quá trình thăm khám, xác định nguyên nhân. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, .nhs.uk

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/lam-sao-mau-het-kinh-a74945.html