Thuyết hành vi, hay còn được gọi là Tâm lý học hành vi, là một học thuyết về học tập dựa trên quan niệm: tất cả các hành vi đều có thể được học tập khi có điều kiện thích hợp (điều kiện hóa). Điều kiện hóa xuất hiện thông qua các tương tác của đối tượng với môi trường. Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường chính là cái tạo nên hành vi.
Behaviorism, also known as behavioral psychology, is a theory of learning based on the idea that all behaviors are acquired through conditioning. Conditioning occurs through interaction with the environment. Behaviorists believe that our responses to environmental stimuli shape our actions.
Theo đó, hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội tâm.
According to this school of thought, behavior can be studied in a systematic and observable manner regardless of internal mental states.
Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi quan sát được - còn những thứ như nhận thức, cảm xúc và tâm trạng, đều khó được xem xét.
Basically, only observable behavior should be considered—cognitions, emotions, and moods are far too subjective.
Những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng bất kỳ ai cũng có khả năng được đào tạo để thực hiện một công việc nào đó dù nền tảng di truyền, đặc trưng tính cách và những suy nghĩ nội tâm có như thế nào chăng nữa (tất nhiên là xét trong điều kiện thể chất tối thiểu). Yêu cầu duy nhất ở đây là một điều kiện phù hợp.
Strict behaviorists believed that any person can potentially be trained to perform any task, regardless of genetic background, personality traits, and internal thoughts (within the limits of their physical capabilities). It only requires the right conditioning.
Lược sử hình thành và phát triển. A Brief History
Thuyết hành vi được chính thức thiết lập vào năm 1913 với bài phân tích của John B. Watson có tên “Psychology as the Behaviorist Views It.” (Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học). Toàn bộ bài phân tích được Watson, người được xem là “cha đẻ” của thuyết hành vi, tóm gọn lại như sau:
Behaviorism was formally established with the 1913 publication of John B.Watson’s classic paper, “Psychology as the Behaviorist Views It.” It is best summed up by the following quote from Watson, who is often considered the “father” of behaviorism:
“Giả sử tôi có khoảng 10 đứa bé khỏe mạnh, bình thường, tôi sẽ dùng điều kiện của riêng mình mà nuôi chúng lớn, tôi đảm bảo rằng mình sẽ chọn ngẫu nhiên một đứa và huấn luyện nó trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó - bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, thương gia và, thậm chí là cả một người chuyên xin ăn và kẻ trộm, dù tài năng, thiên hướng, khuynh hướng, khả năng, năng khiếu, và chủng tộc của tổ tiên nó là gì đi chăng nữa.”
“Give me a dozen healthy infants, well-formed, and my own specified world to bring them up in and I’ll guarantee to take any one at random and train him to become any type of specialist I might select—doctor, lawyer, artist, merchant-chief and, yes, even beggar-man and thief, regardless of his talents, penchants, tendencies, abilities, vocations, and race of his ancestors.”
Nói một cách đơn giản, những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm.
Simply put, strict behaviorists believe that all behaviors are the result of experience.
Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn có là gì đi nữa, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện tác động phù hợp.
Any person, regardless of his or her background, can be trained to act in a particular manner given the right conditioning.
Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho rằng sự phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong muốn đơn thuần là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học thuyết với các mô tả rõ ràng và đo lường dựa trên thực nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều đóng góp mang sức ảnh hưởng lên cuộc sống thường ngày của con người.
From about 1920 through the mid-1950s, behaviorism grew to become the dominant school of thought in psychology. Some suggest that the popularity of behavioral psychology grew out of the desire to establish psychology as an objective and measurable science. Researchers were interested in creating theories that could be clearly described and empirically measured, but also used to make contributions that might have an influence on the fabric of everyday human lives.
Có 2 loại điều kiện hóa chính: There are two major types of conditioning:
Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên có từ trước. Kích thích kết hợp này nay được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện.
Classical conditioning is a technique frequently used in behavioral training in which a neutral stimulus is paired with a naturally occurring stimulus. Eventually, the neutral stimulus comes to evoke the same response as the naturally occurring stimulus, even without the naturally occurring stimulus presenting itself. The associated stimulus is now known as the conditioned stimulus and the learned behavior is known as the conditioned response.
Điều kiện hóa từ kết quả (đôi khi còn được gọi là điệu kiện hóa phương tiện) là một phương thức học tập có được thông qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Với điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi và kết quả của hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai.
Operant conditioning (sometimes referred to as instrumental conditioning) is a method of learning that occurs through reinforcements and punishments. Through operant conditioning, an association is made between a behavior and a consequence for that behavior. When a desirable result follows an action, the behavior becomes more likely to occur again in the future. Responses followed by adverse outcomes, on the other hand, become less likely to happen again in the future.
Những điều quan trọng cần biết. Top Things to Know
Học tập có thể xuất hiện qua các liên tưởng. Điều kiện hóa cổ điển hoạt động dựa trên việc phát triển một liên tưởng giữa kích thích từ môi trường và kích thích tự nhiên có sẵn. Trong thí nghiệm cổ điển của nhà sinh lý học Ivan Pavlov, con chó liên tưởng sự có mặt của thức ăn (được xem là một kích thích tự nhiên khiến chó phản ứng nhỏ dãi) với tiếng rung chuông, sau đó là hình ảnh cái áo khoác trắng của nhân viên phòng lab. Cuối cùng, chỉ cần thấy áo khoác trắng thôi cũng đủ để chó nhỏ dãi.
Learning can occur through associations. The classical conditioning process works by developing an association between an environmental stimulus and a naturally occurring stimulus. In physiologist Ivan Pavlov’s classic experiments, dogs associated the presentation of food (something that naturally and automatically triggers a salivation response) with the sound of a bell, at first, and then the sight of a lab assistant’s white coat. Eventually, the lab coat alone elicited a salivation response from the dogs.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình điều kiện hóa cổ điển. Trong suốt giai đoạn đầu của thí nghiệm, còn được gọi là giai đoạn lĩnh hội, một phản ứng được hình thành và củng cố. Các yếu tố như cường độ của kích thích và thời gian xuất hiện kích thích có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ hình thành của liên tưởng.
Different factors can influence the classical conditioning process. During the first part of the classical conditioning process, known as acquisition, a response is established and strengthened. Factors such as the prominence of the stimuli and the timing of presentation can play an important role in how quickly an association is formed.
Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm hành vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản ứng ban đầu có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của liên tưởng. Ví dụ, phản ứng có được qua quá trình kích thích càng lâu thì càng tốn nhiều thời gian để biến mất hơn.
When an association disappears, this is known as extinction, causing the behavior to weaken gradually or vanish. Factors such as the strength of the original response can play a role in how quickly extinction occurs. The longer a response has been conditioned, for example, the longer it may take for it to become extinct.
Học tập cũng có thể xuất hiện thông qua các hình thức thưởng phạt. Nhà tâm lý học hành vi B. F. Skinner đã mô tả điều kiện hóa từ kết quả là một quá trình mà việc học tập có thể xuất hiện qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Cụ thể, bằng cách hình thành liên tưởng giữa một hành vi nhất định và kết quả của hành vi đó, bạn sẽ bắt đầu học cách thực hiện hành vi của mình. Ví dụ, nếu bố mẹ khen thưởng con mỗi lần chúng nhặt đồ chơi vào đúng chỗ, hành vi tốt này sẽ tiếp tục được củng cố. Kết quả là, những đứa trẻ sẽ thường xuyên dọn dẹp đồ chơi hơn.
Learning can also occur through rewards and punishments. Behaviorist B.F. Skinner described operant conditioning as the process in which learning can occur through reinforcement and punishment. More specifically, by forming an association between a certain behavior and the consequences of that behavior, you learn. For example, if a parent rewards their child with praise every time they pick up their toys, the desired behavior is consistenly reinforced. As a result, the child will become more likely to clean up messes.
Khung thời gian củng cố là rất quan tọng trong điều kiện hóa từ kết quả. Quá trình này trông có vẻ khá đơn giản và ít lắt léo - đơn giản là quan sát một hành vi rồi đưa ra hình thức thưởng phạt. Tuy nhiên, Skinner phát hiện ra rằng khung thời gian đưa ra những hình thức thưởng phạt này có ảnh hưởng lớn lên tốc độ đối tượng tạo lập được hành vi mới và cường độ của các phản ứng hành vi này.
Reinforcement schedules are important in operant conditioning. This process seems fairly straight forward—simply observe a behavior and then offer a reward or punishment. However, Skinner discovered that the timing of these rewards and punishments has an important influence on how quickly a new behavior is acquired and the strength of the corresponding response.
Củng cố liên tục là hình thức khen thưởng mỗi giai đoạn của hành vi. Hình thức củng cố này thường được áp dụng vào giai đoạn đầu của quá trình. Nhưng một khi hành vi được hình thành, lịch củng cố cần đổi sang một trong những hình thức củng cố từng phần. Củng cố từng phần là khen thưởng sau một số lần phản ứng nào đó hoặc sau một khoảng thời gian nào đó trôi qua. Đôi lúc, củng cố từng phần xuất hiện theo một khung thời gian cố định và bất biến. Trong một số trường hợp khác, một số phản ứng hoặc thời gian mang tính biến đổi và bất ngờ cần xuất hiện trước khi tiến hành củng cố.
Continuous reinforcement involves rewarding every single instance of a behavior. It is often utilized at the beginning of the operant conditioning process. But as the behavior is learned, the schedule might switch to one of a partial reinforcement. This involves offering a reward after a number of responses or after a period of time has elapsed. Sometimes, partial reinforcement occurs on a consistent or fixed schedule. In other instances, a variable and unpredictable number of responses or time must occur before the reinforcement is delivered.
Một vài nhà tư tưởng có sức ảnh hưởng trong ngành tâm lý học hành vi. Several thinkers influenced behavioral psychology.
Bên cạnh những người đã đề cập ở trên, ta có một số nhà tư tưởng và nhà tâm lý học có tầm ảnh hưởng lớn, để lại những dấu mốc không thể chối cãi trong tâm lý học hành vi như Edward Thorndike - một nhà tâm lý học tiên phong mô tả luật hiệu quả, và Clark Hull - người đề xuất học thuyết động lực về học tập.
In addition to those already mentioned, there are a number of prominent theorists and psychologists who left an indenible mark on behavioral psychology. Among these are Edward Thorndike, a pioneering psychologist who described the law of effect, and Clark Hull, who proposed the drive theory of learning.
Có khá nhiều kỹ thuật trị liệu có gốc rễ từ tâm lý học hành vi. Mặc dù tâm lý học hành vi giữ vai trò là học thuyết nền tảng, không còn phát triển mạnh mẽ sau năm 1950 nhưng những nguyên lý của nó vẫn còn rất quan trọng. Thậm chí ngày nay, phân tích hành vi vẫn thường được sử dụng như một kỹ thuật trị liệu giúp trẻ bị tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ học những kỹ năng mới. Nó thường gắn liền với các quá trình định hình (khen thưởng để đạt được hành vi mong muốn) và xâu chuỗi (chia công việc thành các phần nhỏ hơn rồi dạy và xâu chuỗi các bước kế tiếp lại với nhau). Các kỹ thuật liệu pháp hành vi khác bao gồm liệu pháp ác cảm, phương pháp làm mất cảm thụ có hệ thống, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế, tạo mô hình mẫu và quản lý hành vi tích cực.
There are a number of therapeutic techniques rooted in behavioral psychology. Though behavioral psychology assumed more of a background position after 1950, its principles still remain important. Even today, behavior analysis is often used as a therapeutic technique to help children with autism and developmental delays acquire new skills. It frequently involves processes such as shaping (rewarding closer approximations to the desired behavior) and chaining (breaking a task down into smaller parts and then teaching and chaining the subsequent steps together). Other behavioral therapy techniques include aversion therapy, systematic desensitization, token economies, modeling, and contingency management.
Tâm lý học hành vi có khá nhiều điểm mạnh. Thuyết hành vi có nền tảng dựa trên những hành vi quan sát được, vì vậy đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy khá dễ dàng trong việc định lượng và thu thập số liệu khi tiến hành nghiên cứu. Các kỹ thuật điều trị có hiệu quả như can thiệp sâu vào hành vi, phân tích hành vi, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế và huấn luyện tập sự riêng biệt đều có gốc rễ từ thuyết hành vi.
Behavioral psychology has some strengths. Behaviorism is based on observable behaviors, so it is sometimes easier to quantify and collect data when conducting research. Effective therapeutic techniques such as intensive behavioral intervention, behavior analysis, token economies, and discrete trial training are all rooted in behaviorism. These approaches are often very useful in changing maladaptive or harmful behaviors in both children and adults.
Bên cạnh đó nó cũng có một số hạn chế. Nhiều người phê bình thuyết hành vi, cho rằng đây chỉ là cách tiếp cận một chiều khi tìm hiểu về hành vi con người. Theo họ, các học thuyết về hành vi không bao hàm được tự do ý chí và sự tác động mang tính nội tại như tâm trạng, suy nghĩ và cảm nghĩ. Mặt khác, nó cũng không nói lên được những dạng học tập khác xuất hiện mà không cần đến các yếu tố củng cố và trừng phạt. Hơn nữa, con người và động vật có thể thích nghi hành vi khi có thông tin mới xuất hiện dù là hành vi đó được thiết lập thông qua các yếu tố củng cố đi chăng nữa.
It also has some weaknesses. Many critics argue that behaviorism is a one-dimensional approach to understanding human behavior. They suggest that behavioral theories do not account for free will and internal influences such as moods, thoughts, and feelings. Also, it does not account for other types of learning that occurs without the use of reinforcement and punishment. Moreover, people and animals can adapt their behavior when new information is introduced even if that behavior was established through reinforcement.
Tâm lý học hành vi khá khác biệt so với các nhóm ngành khác. Một trong những lợi ích của thuyết hành vi là nó cho phép các nhà khoa học kiểm tra được các hành vi quan sát được theo một cách thức khoa học và có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng nó không đầy đủ vì không chú ý đến một số thứ ảnh hưởng quan trọng lên hành vi. Ví dụ, Freud thấy thuyết hành vi không thành công vì nó không nói lên được những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn của con trường trong trạng thái tâm trí vô thức, tất cả đều gây ảnh hưởng lên các hành vi của con người. Một số nhà tư tưởng khác, như Carl Rogers và những nhà tâm lý học nhân văn khác lại tin rằng thuyết hành vi quá cứng nhắc và bị nhiều hạn chế, không xem xét đến các yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân.
Behavioral psychology differs from other perspectives. One of the major benefits of behaviorism is that it allowed researchers to investigate observable behavior in a scientific and systematic manner. However, many thinkers believed it fell short by neglecting some important influences on behavior. Freud, for example, felt that behaviorism failed by not accounting for the unconscious mind’s thoughts, feelings, and desires that influence people’s actions. Other thinkers, such as Carl Rogers and the other humanistic psychologists, believed that behaviorism was too rigid and limited, failing to take into consideration personal agency.
Gần đây, tâm lý sinh học đã nhấn mạnh sức mạnh của não bộ và di truyền trong việc xác định hành vi và gây ảnh hưởng lên chúng. Các tiếp cận về mặt nhận thức trong tâm lý học lại tập trung vào các quá trình tâm thần như suy nghĩ, đưa ra quyết định, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề. Dù là nội dung nào thì thuyết hành vi đã bỏ qua các quá trình và sự ảnh hưởng của các quá trình này và chỉ dành thời gian đi sâu phân tích các hành vi quan sát được.
More recently, biological psychology has emphasized the power the brain and genetics play in determining and influencing human actions. The cognitive approach to psychology focuses on mental processes such as thinking, decision-making, language, and problem-solving. In both cases, behaviorism neglects these processes and influences in favor of studying just observable behaviors.
Kết luận. Final Thoughts
Một trong số những thế mạnh đáng gườm nhất của tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường hành vi một cách rõ ràng. Những hạn chế của cách tiếp cận này là nó không thể phân tích được những quá trình nhận thức và sinh lý bên trong ảnh hưởng lên hành vi. Mặc dù hiện nay thuyết hành vi không còn giữ được vị thế thống trị như trước đây nhưng nó vẫn có một tác động lớn, giúp ta hiểu rõ thêm về tâm lý học con người. Bản thân quá trình điều kiện hóa đã giúp chúng ta hiểu được nhiều loại hành vi khác nhau, từ cách con người học tập đến quá trình phát triển của ngôn ngữ.
One of the greatest strengths of behavioral psychology is the ability to clearly observe and measure behaviors. Weaknesses of this approach include failing to address cognitive and biological processes that influence human actions. While the behavioral approach might not be the dominant force that it once was, it has still had a major impact on our understanding of human psychology. The conditioning process alone has been used to understand many different types of behaviors, ranging from how people learn to how language develops.
Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất của tâm lý học hành vi nằm ở khả năng áp dụng thực tiễn của nó. Những kỹ thuật của nó có thể đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc điều chỉnh các hành vi có vấn đề và khuyến khích các hành vi tích cực và có ích hơn. Ngoài tâm lý học, các bậc cha mẹ, giáo viên, những nhà huấn luyện thú vật và nhiều người khác có thể sử dụng những nguyên lý cơ bản của tâm lý học hành vi để giúp huấn luyện các hành vi tích cực mới và hạn chế những hành vi không mong muốn.
But perhaps the greatest contributions of behavioral psychology lie in its practical applications. Its techniques can play a powerful role in modifying problematic behavior and encouraging more positive, helpful responses. Outside of psychology, parents, teachers, animal trainers, and many others make use of basic behavioral principles to help teach new behaviors and discourage unwanted ones.
Nguồn: https://www.verywell.com/behavioral-psychology-4013681
Như Trang.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/tam-ly-hoc-hanh-vi-a75014.html