10 điều "vàng" cho người chuẩn bị phỏng vấn

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều ứng viên thắc mắc khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn quan trong. Vậy chuẩn bị như thế nào để ghi điểm tuyệt đối? Những gì cần thiết để mang theo khi đi phỏng vấn. CareerViet sẽ giải đáp giúp bạn và chia sẻ những gì bạn cần chuẩn bị để tạo được ấn tượng tốt nhất.

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì để có kết quả tốt nhất

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì để có kết quả tốt nhất (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Mẹo trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp

Thông tin công ty và công việc

Một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên tìm hiểu trước thông tin công ty và công việc bằng cách đề cập trong email hẹn phỏng vấn hay cuộc gọi. Nhưng có một số nhà tuyển dụng sẽ để chúng ta chủ động tìm hiểu thông tin. Việc xem trước thông tin công ty và công việc rất quan trọng vì nó đánh giá bạn có chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn hay không.

>>> Xem thêm: 7 bí quyết vượt qua phỏng vấn

Thông tin công ty

Những thông tin cơ bản nhất mà ứng viên phải nắm trước khi đến phỏng vấn là: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, người có thể liên hệ, lĩnh vực công ty đang kinh doanh. Nếu bạn không xem trước địa chỉ, rất có thể bạn sẽ đến trễ vì lạc đường. Ngoài ra những thông tin liên quan khác như: lịch sử hình thành, thành lập năm nào, được bao lâu, bộ nhận diện thương hiệu (mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn), các sản phẩm, dịch vụ chủ lực,...đều là những tiêu chí mà nhà tuyển dụng có thể dùng để đánh giá bạn.

>>> Xem thêm: 20 cách gây ấn tượng trong phỏng vấn

Công việc ứng tuyển

Tìm hiểu trước về mô tả công việc sẽ phụ trách, các yêu cầu, phúc lợi, lương thưởng,... để biết công việc có phù hợp và đúng với kỳ vọng mà bạn mong muốn hay không. Đây sẽ là những thứ bạn phải làm, phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu nhận việc, vậy nên phải chắc chắn bạn đã hiểu rõ về nó. Khi đã nắm về công việc cũng giúp bạn tự tin hơn, chứng tỏ bạn là một ứng viên có sự chuẩn bị tốt và giúp bạn đưa ra những câu hỏi thông minh.

Tìm hiểu kỹ về thông tin công ty và công việc trước khi ứng tuyển

Tìm hiểu kỹ về thông tin công ty và công việc trước khi ứng tuyển (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Trình tự một cuộc phỏng vấn

Sổ tay, giấy bút ghi chép

Trong một buổi phỏng vấn, nhất là các vị trí cấp cao, lượng thông tin cần ghi nhớ là rất lớn. Nếu không có bất kỳ thứ gì để ghi chép thì bạn có tin rằng bạn sẽ nhớ hết mọi thứ không. Đừng dại dột lấy smartphone ra để ghi chú lại, điều đó thể hiện bạn thiếu sự tâm huyết với công việc. Nếu bạn cảm thấy mang theo laptop sẽ khá cồng kềnh thì sổ tay và giấy bút sẽ là thích hợp nhất.

Mang theo giấy, bút để ghi chép thông tin cần thiết

Mang theo giấy, bút để ghi chép thông tin cần thiết (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: 9 bước thành công trong phỏng vấn

Các giấy tờ, tài liệu cần thiết

Dù bạn đã gửi thư xin việc và các hồ sơ qua email từ trước nhưng nên in ra giấy để thuận tiện cho người xem và thể hiện tác phong chuyên nghiệp. Những giấy tờ và tài liệu bạn cần mang theo là gì? Nếu nhà tuyển dụng không có yêu cầu thì bạn nên chuẩn bị trước sơ yếu lý lịch hay CV có tóm tắt đầy đủ thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.

Mang theo CV và các giấy tờ, hồ sơ được yêu cầu

Mang theo CV và các giấy tờ, hồ sơ được yêu cầu (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: 18 Mẫu CV Xin Việc Chuẩn Đẹp 2022, Tạo CV Online Đơn Giản

Đồ dùng nên lưu ý mang theo

Lưu ý là bạn chỉ nên mang theo những đồ dùng gọn nhẹ, tuyệt đối không mang theo nước hay thức ăn, tránh làm rơi đổ vỡ gây nên ấn tượng không tốt từ khi bắt đầu. Tất cả đồ của bạn kể cả áo khoác cũng không nên được cầm trên tay, hãy cho vào túi xách hay balo. Nếu công việc liên quan đến thiết kế hay đồ hoạ, mô hình, bạn nên mang theo laptop, mẫu vật để người tuyển dụng trực tiếp nhìn thấy, giúp bạn tăng hiệu quả phỏng vấn. Và dù phải mang theo khá nhiều đồ, bạn vẫn phải sắp xếp chúng lên bàn một cách thật ngăn nắp, thể hiện được bạn là người có tư duy logic.

Những đồ vật cần thiết nên mang theo khi phỏng vấn

Những đồ vật cần thiết nên mang theo khi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Vật dụng, sản phẩm từ công việc cũ

Không cần quá khoa trương bản thân về những thành công bạn đã đạt được nhưng lại không có điều gì chứng minh tính xác thực của nó. Nếu có thiết kế, sản phẩm, bài viết tiêu biểu, nghiên cứu khoa học hay bài báo công bố, hãy tổng hợp lại thành một bộ lý lịch chuyên nghiệp, bắt mắt. Hay thậm chí là những bằng khen, tuyên dương bạn có thể chụp ảnh lại và khéo léo thêm vào buổi phỏng vấn nếu có thể. Đừng cố ý phóng đại bản thân quá nhiều mà quên đi mục đích bạn đến đây là phỏng vấn.

Trang phục phỏng vấn lịch sự, chuyên nghiệp

Trang phục lịch sự có lẽ là cách dùng để ghi điểm nhanh chóng và dễ dàng nhất. Chỉ cần bạn đến với một bộ trang phục lịch sự, được là phẳng và mái tóc gọn gàng. Ấn tượng đầu tiên chắc chắn bạn đã nổi bật hơn những ứng viên khác. Trang phục đi phỏng vấn không quá khó để chuẩn bị chỉn chu.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu văn hoá công ty ưa chuộng sự truyền thống như việc làm tài chính,... hay năng động như tuyển dụng maketing, làm đẹp,... mà lựa chọn trang phục phù hợp.

Lựa chọn trang phục phỏng vấn phù hợp

Lựa chọn trang phục phỏng vấn phù hợp (Nguồn : Internet)

>>> Xem thêm: Đi phỏng vấn nên mặc gì

Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt

Đây là lỗi cơ bản nhưng rất nhiều ứng viên gặp phải, cũng có thể vì quá đơn giản nên đã bị bỏ qua trong khi chuẩn bị đi phỏng vấn. Bạn có thể tắt chuông hay chuyển sang chế độ rung trong lúc phỏng vấn và mở lại chuông sau đó. Tránh làm buổi phỏng vấn bị ngắt quãng do ảnh hưởng từ phía bạn, đây thật sự là một hành động không được lịch sự khi nhà tuyển dụng đang nghiêm túc dành thời gian cho bạn.

Để điện thoại ở chế độ rung khi phỏng vấn

Để điện thoại ở chế độ rung khi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

Sự chuẩn bị tốt về tinh thần

Tự tin cũng là một cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Khi bạn bước vào phòng phỏng vấn với khuôn mặt lo sợ, ánh mắt thiếu sự kiên định,...Điều đó thể hiện rằng bạn chưa thật sự sẵn sàng và chưa có chuẩn bị tốt. Ngoài ra nếu bạn đã chuẩn bị thật tốt nhưng lại quên ổn định thần trước khi vào phỏng vấn, lo lắng có thể làm bạn trả lời thiếu sót, không được trôi chảy. Cuộc phỏng vấn là cơ hội giúp bạn tỏa sáng, không nên quá lo lắng hay mất bình tĩnh. Chỉ với 25 giây, bạn phải trình bày hết những điểm mạnh của bạn. Trong kinh doanh gọi đó là “bài diễn văn tổng quát”, là điểm gây hấp dẫn của bạn. Đó chính là cơ hội tốt để gây sự chú ý. Bạn phải chỉ ra điểm mạnh, khả năng của bạn, điều làm bạn nổi bật và khác biệt với các ứng viên khác.

Hãy luôn tin rằng bạn có thể làm được để tự tin trả lời câu hỏi

Hãy luôn tin rằng bạn có thể làm được để tự tin trả lời câu hỏi (Nguồn: Internet)

Đến đúng giờ

Đây là một trong những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đánh giá tác phong làm việc của bạn. Nên đến sớm 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Kiểm tra lại trang phục và diện mạo trong phòng chờ. Và khi bạn chỉ chuẩn bị để đến vừa kịp giờ nếu xảy ra sự cố bất ngờ như xe hư hay quần áo bị dơ, lạc đường,...bạn sẽ không đủ thời gian để xử lý.

Đến đúng giờ để tránh sự cố bất ngờ

Đến đúng giờ để tránh sự cố bất ngờ ( Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Đi xin việc: Đúng giờ là lịch sự, nghĩa vụ và yêu cầu

Ngôn ngữ cơ thể phù hợp, bổ trợ cho lời nói

Ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp mình hoạ, bổ trợ cho những câu trả lời của bạn và giúp cho lời nói sinh động hơn. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể thì hầu như là phản xạ tự nhiên như: chớp mắt, rung chân, hai tay đan vào nhau hay nắm vạt áo,...Thông qua tất cả hành động, nhà tuyển dụng đề có thể nhìn thấu và đánh giá bạn là người như thế nào. Ngôn ngữ cơ thể khá nguy hiểm khi vừa giúp ích cho bạn thể hiện tâm huyết trong lúc trình bày nhưng cũng bộc lộ trạng thái tâm lý của bạn lúc đó đang ra sao. Bạn có thể khắc phục bằng cách nhìn vào gương, xem như đang ở trong phòng phỏng vấn, có người đang đặt câu hỏi cho bạn và bạn đang trả lời họ. Từ đó, điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể phù hợp nhất có thể.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Mẹo sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn

Luyện tập trước câu trả lời phỏng vấn

Bạn nên liệt kê ra tất cả câu hỏi mà bạn có thể gặp phải khi đến buổi phỏng vấn và chuẩn bị câu trả lời ngắn gọn súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa. Trong lúc phỏng vấn, sự căng thẳng sẽ khiến bạn không thể nào suy nghĩ thấu đáo và diễn đạt câu trả lời tốt nhất. Vậy nên cách để bạn có thể trả lời suôn sẻ chính là luyện tập trước câu trả lời, tại nhà hay đứng trước gương. Nếu được bạn có thể nhờ những người có kinh nghiệm phỏng vấn hỗ trợ đưa ra câu hỏi, chỉnh sửa câu trả lời và tác phong hình thể của bạn cho chuyên nghiệp nhất có thể.

Những câu hỏi phổ biến tại các buổi phỏng vấn, hầu như nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn:

>>> Xem thêm: Lời khuyên trước khi đi phỏng vấn

Hãy luyện tập trước để trả lời trôi chảy

Hãy luyện tập trước để trả lời trôi chảy (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Quy trình 3 bước để trả lời những câu hỏi phỏng vấn “khó nhai”

Thể hiện thái độ nhiệt huyết dành cho công việc

Chỉ khi có nhiệt huyết và đam mê với công việc thì bạn mới có thể hoàn thành công việc được tốt nhất. Bạn hãy tìm hiểu công việc thật kỹ trước khi quyết định ứng tuyển, để tránh làm mất thời gian của cả bạn lẫn nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng phải xác định rõ định hướng tương lai, công việc bạn mong muốn là làm gì, thái độ, tâm huyết của bạn cho công việc có thật sự sẵn sàng không. Bên cạnh khả năng thì nhà tuyển dụng còn xem xét đến sự yêu thích vị trí công việc ứng tuyển và định hướng, mục tiêu nghề nghiệp tương lai.

Làm việc với đam mê và nhiệt huyết

Làm việc với đam mê và nhiệt huyết (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: 5 bước để tỏ ra là "ứng viên đam mê"

>>> Xem thêm: Bí quyết “nhen” lại lửa nhiệt huyết với công việc

Lựa chọn người giới thiệu

Người giới thiệu đang đóng vai trò chứng minh những gì là thật. Vậy nên hãy lưu ý khi lựa chọn người giới thiệu. Tìm ít nhất ba người giới thiệu, có thể là người quản lý trước đây, bạn đồng nghiệp hoặc thầy (cô) giáo của bạn,...những người sẵn lòng xác nhận lý lịch và phong cách làm việc của bạn. Phải chắc chắn rằng họ đã được biết trước và cảm thấy thực sự thoải mái khi là người giới thiệu bạn. Họ sẽ đánh giá cao về trình độ, năng lực làm việc của bạn khi nhà tuyển dụng tham khảo thông tin thông qua họ.

>>> Xem thêm: Điều nên và không nên khi trả lời phỏng vấn

>>> Xem thêm: 10 Lời khuyên về việc chuẩn bị người giới thiệu

Đừng quên đặt câu hỏi

Dựa trên những thông tin tham khảo từ trước về công việc, hãy hỏi nhà tuyển dụng những kỹ năng và phẩm chất nào họ đang tìm kiếm cho vị trí công việc mới. Kế hoạch và xu hướng phát triển của công ty trong tương lai?... Nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên biết đặt câu hỏi thông minh và đặc biệt luôn dựa trên những hiểu biết của ứng viên về tổ chức. Hãy luôn đặt những câu hỏi khôn ngoan bạn sẽ là người chiến thắng.

Đặt câu hỏi giúp giải đáp thắc mắc của bạn đồng thời chứng tỏ bạn đã chú ý lắng nghe

Đặt câu hỏi giúp giải đáp thắc mắc của bạn đồng thời chứng tỏ bạn đã chú ý lắng nghe (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Bạn có biết cách trả lời phỏng vấn?

>>> Xem thêm: Những câu hỏi giúp bạn hiểu văn hóa công ty ứng tuyển

Đừng quên lời chào và lời cảm ơn

Lời chào mở đầu và lời cảm ơn khi kết thúc buổi phỏng vấn, chỉ là hành động nhỏ nhưng lại giúp bạn để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Bạn có thể gửi lời cảm ơn trực tiếp khi hoàn thành bài phỏng vấn hoặc gửi thư qua email. Hãy gửi mail cảm ơn để thể hiện tác phong chuyên nghiệp đồng thời cũng là sự trân trọng với cơ hội làm việc lần này. Nếu sau một tuần bạn chưa nhận được sự hồi âm, hãy gọi điện lại trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng.

Lời chào hỏi để mở đầu suôn sẻ

Lời chào hỏi để mở đầu suôn sẻ (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Phỏng vấn và kết thúc phỏng vấn như thế nào?

Khi đi phỏng vấn cần lưu ý gì?

Những lưu ý phải cân nhắc khi đi phỏng vấn

Những lưu ý phải cân nhắc khi đi phỏng vấn (Nguồn: Internet)

>>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mang tính cá nhân

Cơ hội việc làm hấp dẫn tại CareerViet

CareerViet cung cấp nền tảng kết nối nhân tài với các nhà tuyển dụng tiềm năng và nguồn dữ liệu cơ hội việc làm đa dạng giúp ứng viên tìm thấy công việc nhanh chóng, miễn phí. CareerViet đã đi đầu trong việc đổi mới phương thức tìm kiếm việc làm trong thời buổi công nghệ số bùng nổ.

Website CareerViet.vn có hơn 2 triệu việc làm đang đăng tuyển, giúp ứng viên tìm được cơ hội việc làm phù hợp thông qua các kênh hỗ trợ như:

Vì vậy, bạn đừng ngần ngại apply ngay CV xin việc của mình tại trang CareerViet.vn. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy công việc lý tưởng với mức lương như kỳ vọng.

Câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị đi phỏng vấn?

Mỗi cuộc phỏng vấn đều đem lại cho bạn những kinh nghiệm bổ ích. Thậm chí kết quả phỏng vấn là thất bại, thì cuộc phỏng vấn kế tiếp bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn và bớt căng thẳng hơn. Tất cả những lời khuyên trên sẽ giúp bạn tự tin và hoàn thiện bản thân hơn, hãy nắm bắt những cơ hội mới. Xem thêm các câu trả lời phỏng vấn ghi điểm tuyệt đối tại CareerViet . Chúc bạn luôn may mắn và tìm được công việc như mong muốn!

Đừng quên truy cập CareerViet.vn - trang tuyển dụng, tìm việc làm hàng đầu Việt Nam.

Top những công việc được tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm lao động phổ thông | tuyển dụng công nghệ sinh học | tuyển dụng kế toán | tuyển dụng chứng khoán I tuyển dụng chuyên viên tài chính I việc làm giúp việc I tuyển dụng kỹ sư I tuyển dụng it I nữ cần tìm việc làm I tuyển dụng nhân sự I việc làm remote I việc làm môi trường

Top những tỉnh thành tuyển dụng nhiều nhất:

việc làm long biên I việc làm đà nẵng I việc làm bà rịa I việc làm TPHCM I tìm việc làm tại hà nội I tuyển dụng hà nam I việc làm biên hòa I việc làm nha trang I việc làm cam ranh I việc làm quận 3 I việc làm đà lạt I việc làm quảng ngãi I việc làm đồng nai

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/di-phong-van-mang-theo-gi-a75090.html