Sơ đồ tổ chức phòng kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt nhất định. Nó tùy thuộc vào mô hình, cơ cấu kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng.
Trong phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh là người nắm giữ quyền hạn cao nhất. Họ sẽ là người đề xuất những kế hoạch, chiến lược mới. Những chiến lược đó phải đảm bảo thu về lợi nhuận mà doanh nghiệp đề ra. Và nó cũng phải đảm bảo thỏa mãn mức độ hài lòng của khách hàng.
Ngoài ra, giám đốc kinh doanh cũng giữ vai trò là người quản lý nhân sự trong phòng kinh doanh. Vai trò này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về vấn đề phân công công việc. Họ phải không ngừng tạo ra cơ hội thăng tiến, giúp nhân viên có tinh thần làm việc và ngày càng phát triển.
Nắm giữ vị trí trưởng phòng kinh doanh trong doanh nghiệp, bạn phải chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc của bộ phận này. Tất cả nhằm đáp ứng tiến độ công việc và hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra.
Bên cạnh đó, trưởng phòng kinh doanh còn là người phụ trách chính các công việc báo cáo. Nó bao gồm báo cáo tiến độ công việc, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho Ban giám đốc. Đồng thời, họ còn là người chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý và đào tạo nguồn nhân sự.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vị trí Phó phòng kinh doanh
Trưởng nhóm kinh doanh là người giữ vị trí quản lý cấp nhóm. Họ sẽ quản lý nhóm mà mình được giao, đôn đốc và phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt nhất bản kế hoạch được cấp trên giao phó.
Người giữ vị trí này phải là người có kinh nghiệm chuyên môn cao. Ngoài ra họ cũng cần có kĩ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian và phân chia nhiệm vụ rõ ràng. Có như thế mới đảm bảo nhóm sẽ hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất.
Công việc chính của bộ phận này là tìm kiếm đối tượng khách hàng mới cho doanh nghiệp. Các hình thức bao gồm: gửi email, thực hiện các cuộc gọi, thu thập, lưu trữ thông tin khách hàng.
Đồng thời, vị trí này cần lên kế hoạch thu hút khách hàng biết đến doanh nghiệp. Có thể thông qua các sự kiện tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu, sử dụng các ưu đãi giảm giá, blog...
Nhân viên kinh doanh là vị trí thông dụng mà hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức nào cũng có. Họ là người đề xuất các chiến lược làm sao để gia tăng doanh số, lợi nhuận cho công ty.
Mỗi nhân viên kinh doanh phải có mục tiêu và định hướng khác nhau. Nhân viên phòng kinh doanh phải chủ động tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho mình. Và họ cũng phải có kế hoạch chăm sóc, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Thực tế, yêu cầu công việc của nhân viên kinh doanh thường được mô tả chung là phục vụ khách hàng. Vì thế họ cần nắm bắt được các hoạt động mới từ đối thủ cạnh tranh, và linh hoạt trong giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
Nhân viên chăm sóc khách hàng là vị trí sẽ đại diện cho công ty trao đổi với khách hàng. Họ sẽ trực tiếp phụ trách, tiếp nhận giải quyết các vấn đề, khiếu nại, thắc mắc từ phía khách hàng với dịch vụ, sản phẩm của công ty. Tất cả nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với công ty.
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần tìm hiểu về nhu cầu, vấn đề khách hàng gặp phải. Dựa vào đó, doanh nghiêp sẽ tiến hành cải thiện chất lượng dịch vụ cho phù hợp.
Ngoài ra, nhân viên cần giới thiệu đến khách hàng các chương trình ưu đãi, sự kiện của doanh nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Vị trí này còn được gọi với tên khác là trợ lý kinh doanh. Công việc chính là giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ, tư vấn cho khách hàng, báo giá hợp đồng... Ngoài ra họ còn hỗ trợ nhân viên chăm sóc khách hàng trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/sales-department-la-gi-a75114.html