Trong hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia, đặc biệt là tại Mỹ, các khái niệm college và university thường được sử dụng song song, chính vì vậy đã gây ra những nhầm lẫn và khó khăn cho người học khi phân biệt hai hệ đào tạo này. Vậy College là gì? University là gì? Đâu là điểm khác biệt giữa hai hệ đào tạo? Mời quý phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo bài viết sau đây của Tiimedu để hiểu rõ hơn.
College hiểu đơn giản là các trường học có chương trình đào tạo chỉ giảng dạy từ bậc cử nhân trở xuống. Một số trường college sẽ cấp bằng tương đương với hệ đại học cho sinh viên tốt nghiệp chương trình học 4 năm, trong khi các college khác chỉ cho phép sinh viên lấy bằng associate khi tham gia chương trình học kéo dài trong 2 năm. Tuy nhiên nếu muốn, từ các college này sinh viên vẫn có thể chuyển tiếp lên university và học thêm 2 năm nữa để lấy bằng cử nhân chính quy.
Các trường college thường có quy mô nhỏ hơn university và tập trung vào một số ngành nghề chuyên biệt. Tại Mỹ, có một số trường đại học vẫn giữ tên là "Tên trường + College" dù đã nâng university và không còn chức năng của college, do đó du học sinh cần xem xét chương trình đào tạo của trường để xác định cho chính xác.
College có thể được chia thành ba nhóm chính, mỗi nhóm sẽ có những đặc điểm và mục tiêu khác nhau:
Đối với college trực thuộc university, mục đích chính của nó là sẽ cung cấp những chương trình và khóa học ngắn hạn để phục vụ cho các ngành của đại học chủ quản. Sinh viên khi theo học college này sau khi tốt nghiệp vẫn sẽ là một cử nhân và trường học - nơi cấp bằng, vẫn sẽ là đại học mà college trực thuộc.
Ví dụ như UTS College sẽ thuộc UTS University hay Yale Collge trực thuộc Yale University. Trên thế giới có rất nhiều nhân vật nổi tiếng cũng theo học tại college như trường hợp của thành viên quốc hội Anh, nguyên thủ tướng Anh - Rishi Sunak, đã theo học tại Winchester College trực thuộc đại học Oxford.
Trong khi đó, community college hay còn được gọi là cao đẳng cộng đồng, chủ yếu để dạy các ngành nghề cụ thể nhằm giúp các sinh viên có thể kiếm được việc làm. Sinh viên sau khi hoàn thành 2 năm học ở đây sẽ được cấp bằng Associates degree (chứng chỉ phổ thông hoặc chứng chỉ kỹ thuật tùy trường).
Mặc dù nghe có vẻ giống như các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở Việt Nam, tuy nhiên dù mục đích khá tương đồng nhưng chất lượng và khả năng mà 2 cơ sở giáo dục này mang lại cho sinh viên hoàn toàn khác nhau.
Chẳng hạn như các cao đẳng cộng đồng ở Mỹ, sinh viên sau khi hoàn thành xong 2 năm học tại community college thì hoàn toàn có thể tiếp tục đăng ký chuyển tiếp lên các trường thuộc hệ đại học chính quy. Tại đây, với các tín chỉ đã học từ cao đẳng cộng đồng, sinh viên sẽ có thể quy đổi để giảm bớt thời gian học tập. Nếu đủ điều kiện, sinh viên hoàn toàn có thể lấy được bằng Bachelor chỉ trong 2 năm, qua đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Cuối cùng, Liberal arts college (tạm dịch là: cao đẳng giáo dục khai phòng), sẽ phổ biến tại các quốc gia phát triển hơn như Mỹ, Anh, Đức, Singapore. Mục tiêu chính của giáo dục khai phóng là phát triển con người một cách toàn diện, sinh viên khi theo học các trường này sẽ có cơ hội được tiếp thu những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực của mình.
Môi trường học tại các liberal arts college chú trọng đến việc tương tác giữa người học và người dạy nên thường trong một lớp, sĩ số sẽ không đông và số lượng sinh viên so với giảng viên sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều. Điều này tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp mọi sinh viên đều nhận được sự hướng dẫn và chỉ dạy như nhau.
University chính là các trường đại học. Chính xác hơn là các trường học, tổ chức giáo dục công lập hoặc tư thục có nhiệm vụ cung cấp các chương trình Đại học và Sau đại học. So với College, đây thường là những nơi có môi trường năng động, phát triển với khuôn viên lớn và đa dạng các chương trình học.
Nét đặc trưng của các University, đặc biệt là các University công lập thường là có số lượng sinh viên đông, lên đến hàng chục ngàn sinh viên mỗi năm. Trong khi đó, số lượng sinh viên ở các trường tư thục thường nhỏ hơn. Đặc biệt, ở đại học tư, cơ sở hạ tầng vật chất sẽ "xịn sò" hơn để nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu. Nhưng đi cùng với những ưu điểm đó thì học phí tại các trường tư chắc chắn sẽ cao hơn các trường công rất nhiều.
Sinh viên khi học tập tại đây sẽ có cơ hội học hỏi từ các giảng viên hàng đầu, thậm chí là những người dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Tuy nhiên, ở University, sự kết nối giữa giảng viên và sinh thường không cao, do phần lớn các giảng viên thường dành thời gian cho việc nghiên cứu nhiều hơn là giảng dạy, điều này khác hoàn toàn so với ở collge.
Từ định nghĩa univery và college ở trên, ta có thể dễ dàng thấy được điểm khác nhau giữa chúng, nổi bật nhất là trong 7 yếu tố chính: chương trình đào tạo, bằng cấp, số lượng sinh viên, quy mô lớp học, ngành học và chi phí.
Trong khi college chỉ được đào tạo các chương trình từ bậc Cử nhân trở xuống thì university có thể đào tạo các chương trình từ bậc Cử nhân trở lên, bao gồm cả Thạc sĩ và Tiến sĩ. Tùy theo nhu cầu học vấn mà sinh viên có thể theo đuổi các loại bằng Bachelor, Master hoặc Ph.D tại university.
Đối với các trường college thì họ chỉ được phép cấp cho sinh viên bằng Cử nhân nếu là college trực thuộc đại học hoặc liberal arts college. Còn community college với hệ đào tạo 2 năm của mình thì chỉ được quyền cấp bằng Associates.
Số lượng sinh viên tổng tại các college thường thấp hơn rất nhiều so với các university. Tuy vậy, nhờ quy mô nhỏ hơn mà môi trường học tập tại college thường trở nên gần gũi và thân thiện hơn so với university. Ngoài ra, học lực của sinh viên tại college thường đồng đều hơn do tỷ lệ cạnh tranh đầu vào thấp và không yêu cầu khắt khe về năng lực học vấn.
Trong khi đó, university có số lượng hồ sơ đầu vào nhiều hơn, yêu cầu tuyển sinh cao và tỷ lệ chấp thuận hồ sơ thấp. Do đó, nếu so sánh về chất lượng đầu ra của sinh viên, thì university thường cao hơn so với college.
Do university có lượng sinh viên theo học đông hơn college, nên lớp học ở university sẽ lớn hơn, có khi lên đến hàng ngàn sinh viên trong một giảng đường.
Còn tại college, phần lớn các lớp học đều có quy mô nhỏ, thường chỉ có khoảng vài chục sinh viên.
Vì university có số lượng học viên đông hơn college, nên các ngành học ở đây cũng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Đặc biệt, các số lĩnh vực đặc thù như: Y học hoặc Luật thường chỉ được đào tạo tại university trong thời gian từ 4 năm trở lên để đảm bảo đầu ra có đủ kiến thức chuyên môn và khoảng thời gian thực hành, kiến tập, thực tập cho công việc sau khi tốt nghiệp.
▷ Xem thêm: Certificate là gì? Sự khác nhau giữa certificate và diploma
Mức học phí trung bình tại College dao động từ 4,000 USD mỗi năm đối với Community college đến 60,000 USD mỗi năm đối với các trường Liberal Arts College (LAC).
Trong khi đó, học phí tại University dao động từ 6,000 USD mỗi năm cho sinh viên nội bang đến 60,000 USD mỗi năm cho sinh viên ngoại bang hoặc quốc tế.
Hệ thống cơ sở vật chất tại College thường không được đầy đủ bằng University vì số lượng sinh viên ít và mức học phí khá thấp. Bên cạnh đó, môi trường và đặc thù các chuyên ngành tại college cũng không cần quá nhiều như đại học (phòng thí nghiệm, phòng trưng bày, phòng sinh hoạt CLB,...).
Còn đối với University, cơ sở vật chất luôn là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu của quá trình học tập và giảng dạy. Chúng cũng là những điều bắt buộc các trường đại học phải có để hỗ trợ cho quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Hy vọng rằng những thông tin mà Tiimedu vừa cung cấp, sẽ giải đáp những băn khoăn của quý phụ huynh và các bạn học sinh về college, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa university và college. Dù chọn con đường nào, thì việc hiểu rõ về hai hệ đào tạo này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, phù hợp với ước mơ và mục tiêu của mình.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/colleges-la-gi-a75569.html