Ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Gồm những chuyên ngành nào?
Tài chính ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, ngành này đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các sinh viên mới ra trường. Vậy học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì? Hãy cùng ENEU điểm qua các công việc mà những người học tài chính ngân hàng có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp.
1. Tài chính Ngân hàng gồm có chuyên ngành nào?
Tài chính Ngân hàng là ngành học rộng bao gồm: Lĩnh vực tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ. Sinh viên khi theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức về lĩnh vực tài chính, huy động vốn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
Hiện nay, Tài chính Ngân hàng được chia thành nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, trước khi theo học bạn nên dành thời gian tìm hiểu để có sự lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
Tùy vào mục tiêu đào tạo của mỗi trường đại học mà chương trình của Tài chính Ngân hàng gồm có các ngành tiêu biểu sau:
Quản lý tài chính công: Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cần thiết như tư vấn, đánh giá, các chính sách công…
Chuyên ngành thuế: Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kỹ năng thuế như: Chính sách thuế, lý thuyết thuế, chính sách thuế và các luật về thuế…
Tài chính quốc tế: Nhiệm vụ của chuyên ngành này là đào tạo cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính quốc tế như: Kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, tín dụng quốc tế…
Đầu tư tài chính: Ngành này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức và nghiệp vụ liên quan đến thị trường tài chính.
Phân tích chính sách tài chính: Trong chuyên ngành phân tích chính sách tài chính này sẽ đào tạo các kiến thức về tài chính vi mô, vĩ mô,…
Định giá tài sản: Nếu như theo học ngành này, sinh viên sẽ có kiến thức về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, chứng khoán… Những nghiệp vụ huy động và sử dụng vốn cũng sẽ được giảng dạy chi tiết để sinh viên nắm được và áp dụng chính xác trong công việc sau này.
Ngân hàng: Hầu hết các trường đại học đều có đào tạo ngành ngân hàng. Sinh viên sẽ được học về tiền tệ tài chính, quản trị vốn, quản trị tín dụng tài sản,…
Tài chính bảo hiểm: Chuyên ngành tài chính bảo hiểm sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản về tài chính, ngân hàng kinh tế, xã hội, và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm.
Xem thêm >>> Có nên học quản trị kinh doanh từ xa hay không? Học ở đâu hiệu quả?
2. Cơ hội việc làm khi học Tài chính Ngân hàng
Hiện nay nhu cầu nhân lực về tài chính ngân hàng ngày càng tăng cao chưa bao giờ hạ nhiệt. Sự phục hồi kinh tế sau những đợt khủng hoảng đã giúp đẩy cao nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp nhân sự trong lĩnh vực này. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành học này có thể tham khảo các việc làm sau khi học Tài chính Ngân hàng:
Nhân viên quản trị rủi ro
Công việc chính là phân tích và xây dựng các công cụ đo lường rủi ro, đảm bảo chính sách thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Đồng thời lập các kế hoạch giám sát rủi ro.
Chuyên viên phân tích tài chính
Sau khi học Tài chính Ngân hàng bạn có thể cân nhắc làm chuyên viên phân tích tài chính. Công việc chính của vị trí này đó chính là theo dõi, phân tích tình hình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Phân tích những rủi ro và lập báo cáo liên quan đến việc huy động vốn. Tư vấn cho cấp trên về các chiến lực đầu tư để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nhân viên tín dụng
Tìm kiếm những khách hàng đang có nhu cầu vay vốn. Hỗ trợ, tư vấn khách hàng làm thủ tục vay nhanh chóng. Ngoài ra, vị trí này còn yêu cầu nhân viên phải thẩm định tài sản khách hàng. Thực hiện tất toán các loại hợp đồng đồng thời giải quyết tài sản thế chấp theo quy định.
Nhân viên kinh doanh
Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, chăm sóc hỗ trợ khách hàng cũ. Huy động vốn, cho vay đối với những khách hàng đang có nhu cầu.
Nhân viên vận hành
Công việc chính đó là tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ.
Gửi những thông tin quan trọng đến các phòng ban.
Kiểm tra chính sách, văn bản nội bộ để đảm bảo công việc được suôn sẻ.
Nhân viên kiểm toán
Giám sát các mảng nhiệm vụ trong tổ chức theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp báo cáo của các phòng ban.
Khi có vấn đề nào xảy ra sẽ đề xuất phương án khắc phục.
Chuyên viên tư vấn đầu tư
Nhân viên sẽ tham gia vào quá trình tư vấn và cung cấp đưa ra những giải pháp tài chính phù hợp với khách hàng. Tham mưu cho các cấp lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến đầu tư.
Hỗ trợ giải quyết những chứng từ có liên quan đến hợp đồng.
Xem thêm >>> Kế toán tổng hợp làm những công việc nào?
3. Học Tài chính Ngân hàng tại NEU
Lựa chọn trường đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng là yếu tố quan trọng quyết định một phần đến việc bạn sẽ được tiếp thu những kiến thức và kỹ năng nào. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng cao, hiện nay có rất nhiều trường đại học có đào tạo ngành này.
Nếu bạn đang đi làm và muốn học thêm Tài chính Ngân hàng sở hữu bằng cử nhân có thể tham khảo và lựa chọn hình thức đào tạo từ xa. Với chương trình học này bạn không cần đến trường lớp trực tiếp, chủ động về thời gian học, tiết kiệm công sức, chi phí.
Đại học Kinh tế Quốc dân hiện đang tuyển sinh đào tạo từ xa ngành Tài chính Ngân hàng. Việc đăng ký học khá đơn giản, chỉ cần bạn có bằng tốt nghiệp THPT, bằng Trung cấp, Cao đẳng… xét tuyển không thi đầu vào nên không áp lực.
Học theo hệ đào tạo từ xa tại Đại học Kinh tế quốc dân bạn có thể yên tâm về chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giảng viên có chuyên môn, kinh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn phục vụ cho công việc sau này.
Ngành tài chính ngân hàng đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Với vị trí quan trọng của nó trong xã hội hiện đại, có rất nhiều cơ hội việc làm đa dạng. Cùng sự hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành tài chính ngân hàng là lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn xây dựng sự nghiệp trong một môi trường chuyên nghiệp và có tiềm năng phát triển.