Biển Hồ đầy là địa điểm được nhắc đến trong ca khúc Đôi mắt Pleiku ơi chính là Hồ T’Nưng nổi tiếng tại Tây Nguyên, có lẽ vì lý do này mà biển hồ T’Nưng được người Tây Nguyên ví như là đôi mắt của phố núi Pleiku Gia Lai. Và vì nằm giữa thành phố Pleiku, nên biển hồ T’ Nưng Gia Lai còn có tên là Biển Hồ Pleiku.
Biển hồ T’Nưng ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng không những tại thành phố Pleiku hay tỉnh Gia Lai, mà còn mang hình ảnh của tây nguyên đại ngàn. Biển hồ T’ Nưng lọt vào Top 10 những hồ nước tự nhiên đẹp nhất Việt Nam. Nhất định bạn phải ghé thăm, ngắm cảnh, check-in tại Biển Hồ Pleiku khi đến Gia Lai hoặc đi tour tây nguyên.
Hãy thử ngồi trên con thuyền độc mộc chèo nhẹ giữa mênh mông nước, lắng nghe câu chuyện truyền thuyết huyền bí của nơi đây, bạn sẽ thấy tâm hồn mình như phiêu lãng xa xăm, như trở về với bản chất thực nhất của con người, gợi một cảm giác nhớ nhung, buồn lâng lâng khó tả.
Biển Hồ T’Nưng là địa điểm hoang sơ nhưng với ai yêu thiên nhiên, biển hồ lại vô cùng dịu dàng, nên thơ, bao la như “lòng mẹ”. Hãy cùng Review Gia Lai khám phá về biển hồ T’Nưng huyền bí này nhé!
Hồ T’nưng được viết theo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Ê Đê, còn có cách viết khác là hồ Tơ Nuêng, hồ Tơ Nưng hay hồ Ea Nueng. T’ Nưng dịch ra theo nghĩa tiếng việt là hồ trên núi.
Biển Hồ T’ Nưng là một hồ nước ngọt có quy mô vô cùng lớn gồm 3 phễu hồ trũng tổng diện tích lên đến 400 hecta. Biển Hồ Pleiku được hình thành từ 3 miệng núi lửa thông với nhau (đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm). Có thể thấy rõ, bờ hồ chính là miệng núi lửa nằm nhô cao so với mặt nước. Vì là miệng núi lửa, nên hồ rất sâu, xưa kia vì người dân không thể dò tới đáy, nên biển hồ ở Gia Lai còn được gọi là “hồ không đáy Gia Lai”.
Hiện nay, đáy hồ bị đất phù sa bồi đắp, ngày càng trở nên bằng phẳng. Độ sâu của hồ cũng giảm nhanh. Phễu trũng còn lại chỉ còn sâu khoảng 12 mét. Tuy biển hồ ở địa thế cao (cao khoảng 800 mét so với mực nước biển), không có sông suối chảy vào nhưng chưa bao giờ nước trong hồ cạn hoàn toàn. Hồ hiện nay là nguồn cung cấp nước ngọt cho toàn bộ thành phố Pleiku.
Vẻ đẹp của biển hồ T Nưng trong bài hát đôi mắt Pleiku của nhạc sĩ Nguyễn Cường được ví như nét đẹp của nàng thiếu nữ núi rừng. Nét đẹp ẩn sâu trong đôi mắt em, trong vắt, xanh thẳm, vừa tràn đầy sức sống ban sơ hoang dã, nhưng lại dịu dàng đằm thắm.
Đến với biển hồ Pleiku, con người như được trở về với bản chất chân thực, quên đi những khó khăn của cuộc sống: yên bình, mát mẻ, dễ chịu, trong lành và thoảng thơm mùi hoa cỏ dại…
Giữa biển hồ T’Nưng là địa điểm du lịch tâm linh, có bảo tượng quan âm bồ tát. Đối với người dân sống quan biển hồ, sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về trung tâm thành phố như vòng tay trìu mến và che chở.
Cứ mỗi dịp lễ, tết, nơi đây không những là điểm đến thăm quan của đông đảo du khách thập phương, mà còn là nơi đến của người dân địa phương đến thắp nhang cầu an, mong cho cuộc sống được an yên, may mắn.
Cầu treo biển hồ được xây dựng cách đây vài chục năm, là con đường ngắn nhất liên kết đất liền ở hai bên eo hồ. tuy chỉ dài vài chục mét, nhưng cầu treo vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào sinh sống tại khu vực biển hồ.
Thiết kế cầu treo cũng vô cùng thú vị, cầu chỉ có 2 nhịp nằm ở 2 đầu, và toàn bộ cầu được treo lên bằng dây văng, cố định bởi 2 nhịp cầu này. Mỗi khi đi bộ qua cầu, cảm giác “bồng bềnh”, đung đưa, vừa “khoái khoái” lại hơi sợ sợ khi bên dưới là mặt nước sâu, nước chảy mạnh… Cầu treo cũng từng nằm trong cung đường của sự kiện chạy Tiền Phong Marathon năm 2021 do báo Tiền Phong tổ chức.
Đây là một trong những điểm “sống ảo”, checkin tuyệt vời nhất tại Biển Hồ T’Nưng. Đứng giữa cầu, bạn có thể “săn” được những tấm hình vô cùng nghệ thuật: lấy toàn cảnh ra giữa lòng hồ, view nhìn về khu biệt thự ven hồ tuyệt sang chảnh, view đồi thông xanh in bóng dưới đáy hồ,…
Hãy đến “săn” bình minh biển hồ T’Nưng vào thời điểm sáng sớm, mặt trời ửng hồng, sương mờ trải nhẹ trên mặt hồ rộng mênh mông, bao quanh là những tán cây còn “chưa thức giấc”,…
Đâu đó có một chiếc thuyền độc mộc trôi nhẹ trên làn sương, bạn sẽ như được chiêm ngưỡng tiên cảnh giữa trần tục, đẹp đến mơ màng, huyền bí mà chẳng muốn rời xa.
Khi ánh nắng chói chang trải đầy trên mặt hồ, những con sóng dập dềnh, đập liên tục trên mặt nước màu xanh dài đến vô tận giống hệt như những cơn sóng đang ngoài biển khơi ập đến. Khi sóng lặng, mặt nước lăn tăn, chẳng khác gì đang được ngắm nhìn biển cả, khung cảnh đẹp đến nao lòng.
Chiều muộn, ráng chiều nhuộm đỏ lòng hồ, những cơn sóng lúc này gợn thật khẽ, gió thổi nhẹ, trước mắt bạn là một cảnh tượng hoàng hôn dài đến vô tận, giữa mênh mông nước.
Sự bình yên, sâu lắng đến mức khiến bạn chợt thổn thức, có cái cảm giác gì đó nhớ nhung, buồn man mác.
Nếu đến biển hồ Pleiku vào những đêm trăng, mặt trăng tròn in sâu dưới lòng nước, ánh trăng như trải đầy ắp cả lòng hồ, dập dềnh theo những sóng nước, con thuyền độc mộc nhẹ nhàng trôi, đó có thể là đêm trăng tuyệt vời nhất trong đời bạn. Thật đáng nhớ.
Địa chỉ biển hồ Pleiku (T’Nưng) nằm tại trung tâm xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Vị trí biển hồ nằm cách trung tâm thành phố Pleiku 6km về hướng Bắc, khá gần với sân bay Pleiku. Với quy mô lên đến 400 hecta, biển hồ T’Nưng trải dài trên địa phận xã Biển Hồ (Pleiku) & xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh).
Từ sân bay Pleiku, bạn đi theo Quốc lộ 14 khoảng 3km đến ngã tư biển hồ, bạn rẽ phải vào đường Tôn Đức Thắng đi tiếp khoảng 1km bạn sẽ đến cổng vào khu du lịch biển hồ Pleiku.
Vị trí Biển Hồ Pleiku nằm gần với đập Tân Sơn, biển hồ Chè, hàng thông trăm tuổi, chùa Bửu Minh Cổ Tự, núi lửa Chư Đăng Ya, núi Chư Nâm, Chùa Minh Thành Pleiku,… Bạn hãy đến khám phá & checkin những điểm đến gần biển hồ T’Nưng không thể bỏ qua trong chuyến du lịch đại ngàn Gia Lai này nhé.
Biển Hồ T’ Nưng là một hồ nước ngọt có quy mô vô cùng lớn gồm 3 phễu hồ trũng tổng diện tích lên đến 400 hecta. Biển Hồ Pleiku được hình thành từ 3 miệng núi lửa thông với nhau (đã ngừng hoạt động cách đây hàng triệu năm). Có thể thấy rõ, bờ hồ chính là miệng núi lửa nằm nhô cao so với mặt nước. Vì là miệng núi lửa, nên hồ rất sâu, xưa kia vì người dân không thể dò tới đáy, nên biển hồ ở Gia Lai còn được gọi là “hồ không đáy”.
Hiện nay, đáy hồ bị đất phù sa bồi đắp, ngày càng trở nên bằng phẳng. Độ sâu của hồ cũng giảm nhanh. Phễu trũng còn lại chỉ còn sâu khoảng 12 mét. Tuy biển hồ ở địa thế cao (cao khoảng 800 mét so với mực nước biển), không có sông suối chảy vào nhưng chưa bao giờ nước trong hồ cạn hoàn toàn.
Hồ T’Nưng gắn liền với nhiều câu chuyện và truyền thuyết có từ xa xưa của đồng bào người dân tộc Gia Rai (Jrai), tuy nhiên, Review Gia Lai chỉ trích dẫn 1 câu chuyện tâm đắc nhất:
“Ngày xưa, ở vị trí hồ T’nưng là cuộc sống của một buôn làng đông vui, nhộn nhịp bên cạnh dòng suối nước trong veo. Dân làng cùng nhau sống hạnh phúc, hằng ngày chỉ có tiếng cười vui, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn,… vang vọng khắp núi rừng.
Thế nhưng không hiểu sao, vào một năm, trâu bò của làng đột nhiên chết sạch. Dân làng cho là bị Giàng (trời) gét bỏ, trừng phạt nên mọi người cùng già làng săn nai về cúng Giàng.
Lễ xong, tin rằng Giàng sẽ phù hộ, dân làng lại vui say ca hát nhảy múa ăn mừng. Nào ngờ, mặt đất rung chuyển, cả làng sụp xuống, nước mênh mông tràn ngập, không ai có thể sống sót. Từ đó cho đến nay, ngôi làng bị đắm sâu dưới đáy hồ. Và biển hồ cho đến ngày nay vẫn mang một nỗi buồn man mác, đặc biệt là vào mỗi buổi chiều tà, hoàng hôn in những tán thông dưới lòng hồ. Cái tên T’Nưng cũng được ra đời từ đó
Cũng vì không thể lặn tới đáy, mực nước sâu thẳm nên người dân đồng bào Jrai gọi đó là hồ không đáy.”
Câu chuyện truyền thuyết về sự tích biển hồ T’ Nưng được người dân tộc Ja rai truyền nhau,để giải thích về sự xuất hiện của biển hồ ngày nay.
Đừng quên checkin tại các điểm đến nằm gần với biển hồ T’Nưng bạn nhé:
Thưởng thức những món ăn đặc sản của Gia Lai:
Và khám phá thành phố Pleiku nữa nhé: https://gialai.info/thanh-pho-pleiku/
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/bien-ho-o-dau-a75629.html