Theo Dân trí, thống kê từ năm 2018 - 2022 cho thấy, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam tăng nhanh và liên tục. Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, năm 2023 Việt Nam cần đến 530.000 nhân lực trong ngành CNTT, thiếu đến 150.000.
Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật rộng lớn, bao hàm việc sử dụng máy tính và phần mềm để xử lý, lưu trữ, truyền tải và thu thập thông tin. CNTT đóng vai trò then chốt trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng thông tin hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, giáo dục, y tế, đến giải trí và chính phủ.
Nói một cách đơn giản, CNTT giúp chúng ta tạo ra, chia sẻ và sử dụng thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Nó cho phép con người kết nối với nhau thông qua internet, truy cập dữ liệu từ mọi nơi trên thế giới, tự động hóa nhiều công việc thủ công.
Người làm công việc liên quan đến Công nghệ thông tin thường được gọi là IT (Information Technology). Họ đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Công việc của họ bao gồm nhiều mảng, từ thiết kế và phát triển phần mềm, quản trị hệ thống mạng, bảo mật dữ liệu, đến hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng.
Ngành công nghệ thông tin (Information Technology) là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm việc sử dụng máy tính và phần mềm để xử lý, lưu trữ, truyền tải và truy cập thông tin. Sinh viên theo đuổi ngành công nghệ thông tin có thể học về các mảng khác nhau như:
Khoa học máy tính: Nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản của máy tính, bao gồm thuật toán, cấu trúc dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Công nghệ phần mềm: Quá trình thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì phần mềm.
Kỹ thuật máy tính: Thiết kế, xây dựng và bảo trì các hệ thống máy tính, bao gồm phần cứng, phần mềm và mạng.
Hệ thống thông tin: Phân tích, thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống thông tin cho các tổ chức.
Mạng máy tính và truyền thông: Thiết kế, xây dựng và quản lý các mạng máy tính, bao gồm mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet.
An toàn thông tin: Bảo vệ các hệ thống máy tính và mạng khỏi các truy cập trái phép, sử dụng sai, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hủy.
Công nghệ thông tin và truyền thông: Ngành học mở rộng của CNTT tích hợp thêm kiến thức về mạng viễn thông. Sinh viên theo đuổi ngành này sẽ học cách lập trình, vận hành, bảo trì các phần mềm máy tính, hệ thống lưu trữ, hệ thống nghe nhìn,… có kết nối trong mạng Internet.
Ngoài ra, theo đuổi ngành CNTT, sinh viên cũng được học về các mảng mới đang hot hiện nay như Trí tuệ nhân tạo, Học máy, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Khoa học dữ liệu, Công nghệ blockchain,... Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành CNTT luôn cần nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao và khả năng sáng tạo.
Khoa học máy tính là chuyên ngành nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản và cấu trúc của hệ thống thông tin, bao gồm phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và trí tuệ nhân tạo. Ngành học này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng để thiết kế, phát triển và ứng dụng các hệ thống máy tính nhằm giải quyết các vấn đề thực tế.
Sinh viên học chuyên ngành này ra có thể làm việc tại nhiều vị trí như:
Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính là ngành tập trung chuyên sâu vào việc nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của mạng, đồng thời thiết kế, triển khai và quản lý hệ thống mạng, bao gồm mạng nội bộ, mạng diện rộng với kết nối toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
Chuyên ngành Công nghệ phần mềm đào tạo sinh viên về các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, phát triển, thử nghiệm, bảo trì và triển khai các hệ thống phần mềm. Sinh viên sẽ học các môn học như lập trình: C, C++, Java, Python. Cơ sở dữ liệu: SQL, NoSQL. Hệ điều hành: Linux, Windows,... Sinh viên học chuyên ngành này ra có thể làm việc tại nhiều vị trí như:
Kỹ thuật máy tính là một chuyên ngành tiềm năng cho những ai đam mê khám phá và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ. Ngành học này kết hợp giữa kiến thức về công nghệ thông tin và thiết bị điện tử, tập trung vào việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính và thiết bị điện tử hiện đại. Với nền tảng kiến thức đa dạng, sinh viên Kỹ thuật máy tính có thể lựa chọn nhiều hướng phát triển sau khi tốt nghiệp:
Kỹ thuật mạng là ngành học tập trung vào việc thiết kế, xây dựng, quản lý và bảo trì các hệ thống mạng máy tính. Ngành học này trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các hệ thống mạng, bao gồm mạng LAN, WAN, MAN, Internet, mạng không dây,... Các thiết bị, giao thức, hệ điều hành, an ninh mạng,... Chuyên viên kỹ thuật mạng thực hiện nhiều tác vụ như:
Hệ thống quản lý thông tin (MIS) là một ngành học kết hợp giữa kinh tế, quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin. Ngành này tập trung vào việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Trong lĩnh vực này, các chuyên viên có thể đảm nhận nhiều vị trí như:
Lập trình viên cơ sở dữ liệu: Thiết kế và phát triển cấu trúc cơ sở dữ liệu tối ưu cho mục đích lưu trữ thông tin doanh nghiệp. Viết mã và bảo trì các ứng dụng truy cập và thao tác dữ liệu. Đảm bảo hiệu suất và tính bảo mật của hệ thống cơ sở dữ liệu.
Quản trị viên hệ thống cơ sở dữ liệu: Cài đặt, cấu hình và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu. Giám sát hiệu suất và thực hiện các biện pháp tối ưu hóa. Sao lưu, bảo mật và phục hồi dữ liệu khi cần thiết.
Kiểm định viên MIS: Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống MIS. Xác định các điểm yếu và đề xuất giải pháp cải tiến, đảm bảo hệ thống MIS đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tuân thủ các quy định
Chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo có tiềm năng phát triển vô cùng lớn trong tương lai. Nhu cầu ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo ngày càng tăng cao trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, cho đến dịch vụ khách hàng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên tục thúc đẩy sự phát triển của ngành này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các kỹ sư và nhà nghiên cứu.
Với tốc độ phát triển chóng mặt, ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn mang đến những giải pháp đột phá cho các vấn đề của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói, đây là một ngành học đầy tiềm năng cho những ai đam mê khoa học kỹ thuật và muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Các kỹ sư trong mảng trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như:
Nghiên cứu và phát triển các thuật toán mới, cải tiến các hệ thống AI hiện có, và đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế bằng AI.
Viết mã, thiết kế hệ thống, tích hợp AI vào các hệ thống khác để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ hữu ích cho con người.
Giám sát hiệu suất của hệ thống, khắc phục sự cố và cập nhật các thuật toán mới để nâng cao khả năng của hệ thống.
Tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học, phát triển những công nghệ AI tiên tiến mới.
Phát triển robot và hệ thống tự động hóa
Xây dựng các hệ thống dữ liệu phức tạp nhằm hỗ trợ quá trình phân tích và dự đoán trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nhu cầu nhân lực về ngành công nghệ tăng nhanh và liên tục qua mỗi năm, để bắt kịp xu hướng, các trường Đại học, Cao đẳng tích cực mở rộng ngành học tiềm năng này để đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Top các trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến như:
Theo Báo Thanh niên, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam tăng nhanh liên tục. Dự báo đến năm 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 - 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm.
Trong khi đó, làn sóng đầu tư nước ngoài cũng làm cho thị trường lao động IT sôi động hơn bao giờ hết. Việt Nam thu hút các công ty IT lớn trên thế giới và trong các khu vực đầu tư, chính vì vậy, các hoạt động tuyển dụng, xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm/ dịch vụ được đẩy mạnh.
Sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,... càng thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Nhu cầu này không chỉ giới hạn ở các công ty công nghệ mà còn lan rộng đến hầu hết các lĩnh vực khác, tạo nên một thị trường lao động sôi động và đầy tiềm năng. Cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ thông tin rộng mở với nhiều vị trí công việc như: Lập trình viên, Kỹ sư phần mềm, Data Engineer, Cloud Engineer, chuyên gia AI, bảo mật, chuyên gia phân tích dữ liệu,...
Mức lương của các vị trí trong ngành CNTT cũng rất cao. Theo báo cáo lương IT 2023 - 2024, top 3 vị trí IT dẫn đầu về mức lương trung vị bao gồm:
Với các vị trí lần đầu xuất hiện trong báo cáo năm nay, đáng chú ý là vị trí Data Engineer, mức lương trung vị 30 triệu/tháng với trung vị 2 năm kinh nghiệm, và DevOps Engineer/DevSecOps Engineer nhận được 40.5 triệu/tháng với cùng số năm kinh nghiệm. Cloud Engineer cũng nằm trong danh sách dẫn đầu, với mức lương trung vị 45 triệu/tháng dành cho những chuyên gia có trung vị 4 năm kinh nghiệm.
(Nguồn: IT SALARY REPORT 2023-2024)
Niềm đam mê, tò mò với công nghệ sẽ giúp người học dễ dàng làm quen, hòa nhập và bắt kịp với thế giới công nghệ. Khi có đủ đam mê công nghệ, mỗi cá nhân sẽ bị thu hút bởi những điều mới mẻ, tò mò về cách thức hoạt động của các thiết bị, phần mềm và luôn muốn khám phá những bí ẩn sau mỗi dòng code. Niềm đam mê ấy sẽ thôi thúc người học học hỏi không ngừng, trau dồi kiến thức và kỹ năng để giải quyết những vấn đề phức tạp, nhằm tạo ra những sản phẩm công nghệ mang giá trị.
Ngành công nghệ thông tin đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác bởi vì nó liên quan đến việc xử lý thông tin và dữ liệu. Các công việc trong ngành này thường yêu cầu sự tập trung cao độ và kỹ năng chú ý đến chi tiết, nhằm đảm bảo mọi thứ được thực hiện một cách chính xác. Sai sót dù nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như lỗi phần mềm, hệ thống bị sập hoặc thậm chí là mất dữ liệu.
Thời đại chuyển đổi số, các ngành nghề lĩnh vực nói chung và công nghệ thông tin nói riêng luôn đổi mới với tốc độ chóng mặt, đòi hỏi người học phải có tinh thần ham học hỏi để bắt kịp xu hướng, cũng như không ngừng nâng cao kiến thức. Nền tảng kiến thức cốt lõi trong ngành CNTT như lập trình, mạng máy tính, hệ điều hành,... chỉ là bước đệm. Để thành công trong lĩnh vực này, người học cần liên tục cập nhật những công nghệ mới, ngôn ngữ lập trình mới và các giải pháp phần mềm tiên tiến.
Tiếng Anh dường như là ngôn ngữ chủ đạo trong lĩnh vực CNTT, với vô số tài liệu, sách vở, hướng dẫn, blog chuyên ngành được viết bằng tiếng Anh. Nắm vững ngoại ngữ giúp người học tiếp cận trực tiếp nguồn tri thức khổng lồ, cập nhật thông tin mới nhất và học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu thế giới.
Song đó, nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT có khả năng sử dụng tiếng Anh thông thạo ngày càng tăng cao. Các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn thường yêu cầu ứng viên có trình độ ngoại ngữ tốt để làm việc trong môi trường quốc tế, giao tiếp với khách hàng và đối tác nước ngoài. Nắm vững ngoại ngữ giúp người học tự tin ứng tuyển vào những vị trí cao cấp, có mức lương hấp dẫn và cơ hội phát triển rộng mở.
Ngành CNTT có tính logic và hệ thống cao, do đó, một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Áp lực hoàn thành công việc đúng hạn, đảm bảo chất lượng luôn đè nặng lên vai người làm IT. Để thành công trong lĩnh vực này, người học cần rèn luyện bản lĩnh và khả năng thích nghi với những thay đổi. Họ cần có tinh thần học hỏi không ngừng, chủ động tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề gặp phải, cũng như giữ bình tĩnh trước những tình huống căng thẳng.
Tư duy logic là nền tảng để giải quyết các vấn đề và xây dựng các hệ thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong ngành này, người học sẽ tiếp xúc với các khái niệm như thuật toán, cấu trúc dữ liệu, lập trình, mạng máy tính,... Tất cả những thuật ngữ này đều yêu cầu tư duy logic để hiểu và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Tư duy logic còn giúp người học, người làm phân tích vấn đề một cách hệ thống, xác định các yếu tố liên quan và đưa ra giải pháp tối ưu.
Theo Báo cáo Tổng hợp các xu hướng năm 2023 và định hướng công nghệ 2024 - 2026 của FPT Digital, giai đoạn này hứa hẹn bùng nổ với những xu hướng CNTT mang tính đột phá, định hình tương lai công nghệ và cuộc sống. Nổi bật trong số đó bao gồm:
Bối cảnh gia tăng tấn công mạng, phát triển công nghệ mới và nhu cầu bảo vệ dữ liệu cao khiến việc ứng dụng các giải pháp tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, học máy trở nên cấp thiết. Nâng cao nhận thức người dùng và xây dựng quy trình bảo mật cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro.
Điện toán đám mây công nghiệp được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như sản xuất, năng lượng, chăm sóc sức khỏe và giao thông vận tải trong giai đoạn 2024 - 2026. Nhờ khả năng mở rộng, linh hoạt, hiệu quả chi phí, bảo mật cao và dễ dàng truy cập, điện toán đám mây công nghiệp đang trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy đổi mới.
Với việc áp dụng điện toán đám mây công nghiệp, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình, quản lý tài sản thông minh, giám sát và điều khiển nhà máy hiệu quả, phát triển các ứng dụng y tế thông minh, tối ưu hóa hệ thống logistics, quản lý phương tiện giao thông thông minh và phát triển các dịch vụ xe tự lái.
Khả năng tạo ra nội dung mới và độc đáo của Generative AI hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi to lớn trong cách con người làm việc, sáng tạo và tương tác với thế giới xung quanh. Từ phát triển phần mềm hiệu quả hơn, hỗ trợ thiết kế sáng tạo, cho đến cá nhân hóa trải nghiệm học tập và thúc đẩy nghiên cứu khoa học, Generative AI đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, Generative AI cũng đặt ra những thách thức về đạo đức, việc làm và an ninh mạng.
Siêu ứng dụng là những ứng dụng tích hợp đa dạng dịch vụ và chức năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng trong một nền tảng duy nhất, giúp người dùng thực hiện nhiều thao tác khác nhau một cách tiện lợi, nhanh chóng. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh, nhu cầu đa dạng của người dùng và sự tiến bộ của công nghệ.
Công nghệ bền vững ngày càng được áp dụng rộng rãi và trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược ESG cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, năng lượng,... Ứng dụng yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thải lượng khí thải carbon, cải thiện hiệu quả việc sử dụng tài nguyên, ứng dụng công nghệ số trong chuyển đổi xanh còn góp phần tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế tuần hoàn.
Ngành công nghệ thông tin có thể thi nhiều khối khác nhau, phổ biến nhất là khối:
Nữ có nên học ngành công nghệ thông tin hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Ngành CNTT không phân biệt giới tính, ngày càng có nhiều bạn nữ thành công trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, CNTT là một ngành học mang tính kỹ thuật cao, đòi hỏi tư duy logic, khả năng xử lý các mã code. Do đó, các bạn nữ cần xác định rõ sở thích và năng lực của bản thân trước khi quyết định theo đuổi ngành học khô khan này.
Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các bạn nữ, một số công việc phù hợp như quản trị database, phát triển website, thiết kế website, tester, phát triển game, lập trình viên,...
Điểm chuẩn của ngành công nghệ thông tin ở các trường Đại học liên tục tăng qua các năm, có trường vượt qua mức 29 điểm. Điều này chứng minh sức hút về nhân lực công nghệ tại các doanh nghiệp ngày càng lớn. Theo TopDev, điểm chuẩn đại học Công nghệ Thông tin theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2023 của các trường top đầu hiện nay như sau:
Nhờ công nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận kho tàng tri thức khổng lồ, thu hẹp khoảng cách địa lý và tạo ra những điều tưởng chừng như không thể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, ngành công nghệ thông tin cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Nạn tin giả, tấn công mạng, hay sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ là những vấn đề cần được giải quyết.
Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin một cách có trách nhiệm và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bằng cách đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin, tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/nghe-cong-nghe-thong-tin-a75810.html