Vitamin B3: Bạn nên uống khi nào và bao nhiêu?

Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của các tế bào trong cơ thể. Đồng thời, đây cũng là thành phần thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da. Vậy khi nào nên bổ sung vitamin B3 và liều lượng sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại vitamin này trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào bạn cần bổ sung vitamin B3?

Hàng ngày, cơ thể con người cần một lượng vitamin B3 nhất định từ thực phẩm hoặc các chế phẩm bổ sung để duy trì hoạt động bình thường và có được sức khỏe tốt. Hầu hết lượng vitamin B3 cần thiết đều có thể bổ sung thông qua một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đa dạng và giàu dưỡng chất.

Trong quá trình điều trị bệnh, vitamin B3 có thể được sử dụng dưới dạng thuốc bổ sung để cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Vitamin B3 hiện đang được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,...

Vitamin B3: Bạn nên uống khi nào và bao nhiêu? 3
Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của cơ thể

Ngoài chế độ ăn uống, vitamin B3 còn là thành phần quan trọng được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm. Lượng vitamin B3 cần thiết hàng ngày không bao gồm vitamin B3 có trong mỹ phẩm dùng ngoài da, nên bạn không cần lo lắng việc sử dụng mỹ phẩm chứa vitamin B3 sẽ làm cơ thể thừa loại dưỡng chất này.

Liều lượng bổ sung vitamin B3 như thế nào?

Đối với người khỏe mạnh, lượng vitamin B3 có trong thực phẩm hàng ngày đã đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do vậy, việc bổ sung vitamin B3 từ các chế phẩm thường chỉ cần thiết khi có thiếu hụt tự nhiên hoặc khả năng hấp thu của cơ thể bị giảm đi, nhằm ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người có mức cholesterol cao, hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe.

Trước khi quyết định dùng thuốc vitamin B3, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định liều lượng phù hợp.

Liều bổ sung vitamin B3 cho người lớn

Tùy theo nhu cầu bổ sung mà áp dụng liều lượng vitamin phù hợp như sau:

Với các đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng:

Có thể dùng 50mg mỗi 12 giờ hoặc 100mg mỗi ngày.

Với các đối tượng cần bổ sung vitamin B3 để hạn chế tình trạng tăng lipid máu:

Vitamin B3: Bạn nên uống khi nào và bao nhiêu? 2
Tùy theo nhu cầu bổ sung mà áp dụng liều lượng vitamin cho phù hợp

Liều bổ sung vitamin B3 cho trẻ nhỏ

Liều dùng vitamin B3 cho trẻ thường chia theo độ tuổi như sau:

Hiện nay, các chế phẩm bổ sung vitamin B3 thường được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén hoặc dung dịch tiêm. Với dạng viên uống, bạn có thể dùng kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn, không nên nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc mà hãy nuốt nguyên viên với nước. Đối với dung dịch uống vitamin B3, cần đo đúng liều lượng được bác sĩ khuyến cáo bằng muỗng đo hoặc cốc đo đặc biệt.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng vitamin B3

Để việc bổ sung vitamin B3 mang lại hiệu quả tối ưu, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

Bảo quản vitamin B3 đúng cách

Nên bảo quản vitamin B3 ở những nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ phòng ổn định. Đồng thời, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và những nơi có độ ẩm cao. Do vậy, tuyệt đối không cất giữ thuốc ở ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm.

Khi hết hạn sử dụng, không nên vứt vitamin B3 vào ống dẫn nước hoặc toilet để tránh gây hại cho môi trường và nguồn nước.

Tác dụng phụ khi bổ sung vitamin B3

Việc bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng các chế phẩm bổ sung có thể gây ra một số vấn đề như tiêu chảy, tim đập nhanh, mất vị giác, nước tiểu và phân sậm màu, choáng váng, mệt mỏi, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, nổi mẩn ngứa, phát ban, đau cơ hoặc yếu cơ, khàn giọng, khô môi,...

Vitamin B3: Bạn nên uống khi nào và bao nhiêu? 3
Việc bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

Tương tác thuốc với vitamin B3

Vitamin B3 có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, aspirin, thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, thuốc chẹn thụ thể alpha, phenytoin, acid valproic, thuốc trị lao, thuốc trị tiểu đường,...

Ngoài ra, việc sử dụng rượu và thuốc lá cũng có thể làm giảm hiệu quả của vitamin B3.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết bổ sung vitamin B3 đúng cách. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể với loại vi chất quan trọng này.

Link nội dung: https://edutainment.edu.vn/vitamin-b3-co-tac-dung-gi-a75811.html